Chào bác sĩ, năm nay tôi 34t tôi mắc bệnh lậu và đang chữa trị. Xin bác sĩ cho biết, bệnh lậu có di truyền không? Tôi cần phải làm gì để tránh lây nhiễm cho vợ?

Trả lời:

Bệnh lậu nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) nói chung không di truyền, vì bệnh này không làm biến đổi gen. Do đó nếu không may nhiễm bệnh, chỉ cần điều trị khỏi hoàn toàn là có thể lập gia đình, sinh con và có hoạt động tình dục bình thường. Thế nhưngbệnh lậu không dễ nhận biết mà hậu quả mang lại thì rất nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh thường từ 2-6 ngày với các triệu chứng đau, rát, buốt khi đi tiểu.



Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu hơi vàng trắng. Tiếp theo hai mép miệng sáo đỏ, sưng naề. Bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng, rát sau khi đi tiểu. Mủ ngày càng chảy nhiều. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy. Những biến chứng của bệnh lậu đối với nam giới là gây chít hẹp niệu đạo, gây bí tiểu, khó tiểu tiện.


Người mắc bệnh LTQĐTD cần phải thực hiện những biện pháp sau đây để tránh lây nhiễm cho bạn tình và những người sống chung: không nên dùng chung khăn tắm, xà phòng tắm với mọi người; không nên tắm bồn; không dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng và quần lót; không sinh hoạt tình dục khi đang điều trị bệnh vì có thể lây bệnh cho bạn tình; sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục ít nhất 1 tháng sau đợt điều trị bệnh.

Điều trị bệnh lậu cho cả hai vợ chồng. Người mắc bệnh LTQĐTD sau khi đã điều trị khỏi không cần phải kiêng khem quá nhiều trong ăn uống. Những người mắc các bệnh như lậu, viêm niệu đạo không do lậu, viêm bàng quang... không nên dùng thực phẩm có tính kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, không dùng gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, gừng... vì rất có hại, thậm chí có thể làm bệnh nặng thêm.

Nguồn: Những tác hại khôn lường của bệnh lậu