Alzheimer là căn bệnh gây sa sút trí tuệ dẫn đến mất trí, đây là căn bệnh nguy hiểm rất dễ gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh ngày càng tăng cao và một số trường hợp mắc bệnh sớm.


Chứng bệnh này gây thoái hóa não bộ vĩnh viễn, gây tổn thương không nhỏ lên tế bào thần kinh ở vỏ não, và các vùng xung quanh là cho trí nhớ bị sa sút nghiêm trọng, đồng thời kéo theo việc suy giảm các chức năng vận động, cảm giác, nhận thức,…Điều nguy hiểm nhất là mất trí nhớ không hồi phục.

Các triệu chứng điển hình của bệnh Alzheimer

Triệu chứng của bệnh Alzheimer sẽ biểu hiện ra ngoài theo các giai đoạn của bệnh, mức độ tổn thương sẽ tăng dần cho đến khi người bệnh tử vong, bởi vì bệnh Alzheimer chưa có thuốc điều trị và các tổn thương của bệnh gây ra không thể hồi phục.

- Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng nhẹ như là trí nhớ suy giảm dần, hay quên, không tập trung được, mất dần khả năng tư duy và sáng tạo.

- Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ gánh thêm nhiều triệu chứng khác với cấp độ nguy hiểm hơn, không còn khả năng sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, khó khăn trong việc nói, diễn tả từ ngữ, viết chữ, cử động chậm chạp, yếu nên dễ bị ngã, nguy hiểm hơn là bệnh nhân dường như đang dần xóa những kí ức, không nhận ra người thân, thay đổi hành vi tâm lý, thường xuyên xuất hiện ảo giác.


Hình ảnh minh họa

- Vào giai đoạn nặng nhất của bệnh, bệnh nhân Alzheimer gần như mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân, mất khả năng vận động, nằm liệt giường, không thể sử dụng được ngôn ngữ, tuy nhiên, vẫn có thể hiểu được người khác nói gì. Do giảm khứu giác nên ăn không ngon gây sụt cân nhanh, mất sức. Hậu quả cuối cùng sẽ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, viêm phổi, xuất huyết đường tiêu hóa, và một số biến chứng nguy hiểm khác rồi cuối cùng là tử vong.

Nguyên nhân nào đã gây nên bệnh Alzheimer?

Hiện nay, y học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer, tuy nhiên cũng có phát hiện một số yếu tố được xem là tác nhân gây bệnh:

- Các tế bào thần kinh bị thoái hóa do sự tích tụ của protein có tên gọi Beta Amyloid.

- Chất oxy hóa, Cyclooxygenase và prostaglandin xuất hiện trong phản ứng viêm góp phần làm tổn thương tế bào thần kinh.

- Các trường hợp đột biến gen sẽ làm cho quá trình phát bệnh Alzheimer xảy ra sớm hơn.

- Phụ nữ thời kì mãn kinh sẽ bị thiếu hụt lượng estrogen nên dễ dẫn đến hiện tượng sa sút trí nhớ.


Hình ảnh minh họa

- Một phần là do cơ thể thiếu hụt các loại vitamin nhóm B, chấn thương ở vùng đầu, bệnh trầm cảm, hoặc sinh sống trong môi trường nhiễm kim loại như Kẽm, Đồng…

Cách phòng tránh Alzheimer

- Theo một vài nghiên cứu thì những đối tượng sử dụng Statin trong điều trị tăng cholesterol máu sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

- Kháng viêm không steroid giúp chống lại sự tích tụ protein Beta Amyloid trong não.

- Bệnh liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và vận động hàng ngày:



Hình ảnh minh họa
Nên hạn chế tối đa thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá….

Bổ sung nhiều các loại rau củ quả tươi, đặc biệt là rau quả sậm màu sẽ giúp chống lại quá trình lão hóa. Nên bổ sung viatimn C, E, B12… sẽ giúp chống lại sự giải phóng của các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Đối với phụ nữ nên bổ sung đậu nành vì nó chứa thành phần tương tự estrogen có tác dụng ngăn cản bệnh Alzheimer, đặc biệt tốt cho phụ nữ thời kì tiền mãn kinh. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao cũng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Trích nguồn: Bệnh Alzheimer có chữa khỏi không?