Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2017 có gì mới?

1.Tổng quan về môi trường pháp lý đầu tư kinh doanh của Việt Nam và các giải pháp của nhà nước Việt Nam.
Kể từ giai đoạn hội nhập mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh, tuy nhiên thực trang môi trường pháp lý kinh doanh của Việt Nam lại được xem là một trong điểm yếu kìm hảm sự phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể trong báo cáo mới đây về “Môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ 78/189 nền kinh tế, trong khi Malaixia là 18, Thái Lan thứ 26. Trong số những chỉ số quan trọng, các chỉ số phản ánh mức độ thuận lợi trong thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, kết nối điện lưới... đều xếp hạng thấp, và thường có số lượng thủ tục, thời gian nhiều gấp 3-4 lần so với các nước đối tác thương mại. Để thực hiện việc thay đổi môi trường kinh doanh chính phủ đã ban hành nghị quyết quyết số 19 /2015 ngày 12/03/2015chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6, cụ thể là: Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp còn tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng còn 36 ngày (hiện là 70 ngày). Bên cạnh đó Quốc Hội Ban Hành nhiều văn bản pháp luật mới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam như luật Đầu tư năm 2014, luật Doanh nghiệp 2014. Trong đó đã có nhiều quy định thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và thực sự đã đưa đến làn dó mới cho môi trường kinh doanh của Việt Nam tạo động lực mới cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên một số quy định mới tưởng chứng như rất thuận lợi cho doanh nghiệp tuy nhiên lại xuất hiện thêm các thủ tục khác lại gây khó khăn khi doanh nghiệp những quyền mới đó nói cách khác thực chất là bình mới riệu củ. Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ bàn đến “Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp” và thủ tục “Xác nhận ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp”, củng như hồ sơ thủ tục khi thành lập doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2. Doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm quy định này liệu có gì mới so với luật doanh nghiệp năm 2005.

Để cụ thể hoá Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tại khoản 1 điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm ”, có thể nói đây là sợi chỉ đỏ trong việc ban hành luật doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên khi so sánh với luật Doanh nghiệp năm 2005 liệu quy định trên có gì mới?

Tại khoản 1 điều 7 luật doanh nghiệp 2005 quy định “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, như vậy so sánh khoản 1 điều 7 luật doanh nghiệp năm 2014 và khoản 1 điều 7 năm 2005 thì quy định của luật doanh nghiệp năm 2014 không có gì mới.

Tuy nhiên điều khác biệt là luật doanh nghiệp năm 2014 là đã bãi bỏ quy định liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp về hoạt đồng đúng ngành nghề kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh. Cụ thể theo khoản 1, điều 9 luật doanh nghiệp năm 2005 doanh nghiệp có nghĩa vụ “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”. Tuy nhiên tại luật doanh nghiệp năm 2014 tại điều 8 quy định về nghĩa vụ của luật doanh nghiệp đã không quy định doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đây là điểm mới cơ bản mà luật doanh nghiệp 2014 đã cởi trói cho doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty xây dựng Nhật bản tại Việt Nam

Quản điểm 1. Theo khoản 1 điều 7 của luật doanh nghiệp năm 2014 “ ”. do vậy việc thực hiện thông báo ngành nghề đăng ký kinh doanh lên cơ quan nhà nước không phải là điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề có trong thông báo đó. Tuy nhiên nếu hiểu theo quan điểm này thì việc yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo ngành nghề kinh doanh đồng thời bắt buộc nội dung ngành nghề kinh doanh có trong điều lệ doanh nghiệp không có ý nghĩa đối với hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nhưng lại thông báo ngành nghề may mặc. Vì không bắt buộc phải hoạt động đúng ngành nghề khi thông báo nên doanh nghiệp không cần thiết phải thông báo đúng ngành nghề mà mình dự định kinh doanh. Hiện nay quan điểm này được các doanh nghiệp ủng hộ tuy nhiên do luật quy định không rõ ràng nên các doanh nghiệp với tư duy chắc chắn đành phải thông báo tất cả ngành nghề mình dự định kinh doanh, hoặc những ngành nghề trong tương lai có thể kinh doanh lên cơ quan nhà nước, tránh những rủi ro pháp luật không đáng có trong quá trình hoạt động, hoặc doanh nghiệp lựa chọn đăng ký toàn bộ các ngành nghề có trong quy định về ngành nghề kinh doanh tại Việt nam để tránh phải thực hiện thông báo nhiều lần gây phiền hà thủ tục sau này.

Quan điểm 2: Mặc dù khoản 1 điều 7 của luật doanh nghiệp năm 2014 quy định “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm” tuy nhiên doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thông báo lên có quan đăng ký kinh doanh những ngành nghề kinh doanh của mình và chỉ kinh doanh những ngành nghề có trong thông báo và trong điều lệ công ty. Khi nào có nhu cầu kinh doanh những ngành nghề kinh doanh mới doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo lên cơ quan quản lý kinh doanh và phải sửa đổi điều lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới được phép hoạt động kinh doanh của những ngành nghề đó, mặt khác doanh nghiệp phải hoạt động đúng với nội dung Điều lệ doanh nghiệp do đó ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong điều lệ doanh nghệp khi doanh nghiệp mốn hoạt động ngành nghề khác bắt buộc phải thay đổi điều lệ doanh nghiệp. Để chứng minh cho quan điểm này thì hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh có thủ tục xác nhận ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, việc xác nhận này để chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký những ngành nghề trên và doanh nghiệp phải hoạt động theo nội dung xác nhận của doanh nghiệp. Như vậy, nếu quan điểm thứ 2 là đúng thì rõ ràng những quy định về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp năm 2014 không có gì mới so với luật Doanh nghiệp năm 2005. Có chăng chỉ khác nhau cách thể hiện nội dung quy định mà thôi hay nói cách khác là bình mới riệu củ.

3. Nên bỏ quy định về thủ tục xác nhận ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
công ty cho thuê tài chính 100 vốn nước ngoài

Trân trọng.

Nguyễn Trinh Đức