Bể phốt tự hoại là một trong những cách xử lý chất thải phố biến hiện nay, nhưng đa phần chúng ta chưa biết cơ chế xử lý của bể phốt tự hoại như thế nào và chu trình làm việc ra sao. Sau đây xin giới thiệu tới bạn đọc những chu trình làm việc của bể phốt tự hoại, bạn nên dọc kĩ và tìm hiểu cơ chế hoạt động của nó để thuận tiện cho việc sử dụng và thời gian bạn phải hút bể phốt.
- Đầu tiên phải kể đến việc thải loại chất rắn
- Tiếp theo là lưu trữ bọt váng và bùn
- Cuối cùng là xử lý về sinh học
Thông thường bể phốt tự hoại có 3 ngăn để xử lý chất thải để đảm bảo chứa đủ 3 quy trình chứa, lắng, lọc. Nước thải từ ngăn chứa sẽ chảy sang ngăn lắng nhưng không để chảy trực tiếp mà dẫn nước qua một ống cút sành.

Nguyên lý làm việc của bể phốt như sau:Khi nước thải từ bồn cầu vệ sinh được thải ra và dẫn theo đường ống thoát lắp đặt trong nhà bạn sẽ dẫn đến bể phốt,trong bể phốt nước thải cặn bã sẽ được xử lý sinh học yếm khí,cặn có trong nước thải được lên men sẽ lắng đọng xuống đáy bể và nước sẽ được tách chảy ra sang hố ga rồi tại đây hố ga sẽ ngưng đọng lại những chất vẫn còn theo nước ra tích tụ lại thành bùn và nước thải sẽ được thải ra ngoài theo hệ thống cống thoát nước chung. Đường ống được bố trí theo nguyên lý chảy tràn chênh lệch mực nước từ trên xuống dưới.
Khi căn bã tại bể phốt đầy chúng ta lên hút bể phốt để tránh cặn bã dồn ứ sang bể hố ga gây ra tắc cống nước bạn lại mất công thông tắc cống. Trong quá trình xây dựng lên chọn vật liệu tốt để xây và tránh không nên đàm nén xung quanh hố ga quá chặt gây ra áp lực cho bể phốt dễ gây rạn nứt bể .Việc xây dựng đúng quy trình sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường do nước thải này gây ra và cũng giảm được tắc cống ngầm của đường nước
Trên đây là những cách lắp đặt bể phốt và nguyên lý hoạt động của chúng và nhưng hiệu quả tích cực của việc xây lắp đúng quy trình thì việc ô nhiễm sẽ giảm đi đáng kể.