Lứa tuổi thanh thiếu niên với những đặc điểm tâm sinh lý đang thay đổi và phát triển rất nhanh, do đó các yếu tố tâm lý dẫn tới những sang chấn rất đa dạng. Tuy nhiên, chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn bạn đồng lứa, các khó khăn trong học tập…

Bên cạnh đó, nhiều em không có phương pháp học tập đúng, học ngày học đêm, đã dẫn đến căng thẳng, stress. Nhiều em rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh và stress kéo dài, khi đã hoàn thành kỳ thi.


>>> Xem thêm: Bệnh tai biến, bệnh alzheimer

Khi vào cấp 3, đa số các em có những ước mơ và hoài bão phải thi đậu vào các trường đại học mà các em mong ước. Chính điều đó làm các em phấn đấu rất nhiều cho kỳ thi của mình. Điều đó đã tạo nên áp lực tâm lý đối với các em. Bên cạnh đó, một số phụ huynh vì uy tín gia đình, sự hãnh diện với làng xóm, khu phố đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào các em. Điều này càng tạo cho các em những áp lực rất lớn là phải thi đậu đại học. Hằng năm, sau mỗi kỳ thi đại học, các trung tâm tham vấn tâm lý lại tiếp nhận nhiều em có biểu hiện chán chường, căng thẳng, có ý tưởng và hành vi tự sát.

Các giải pháp hữ ích

Các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho các em. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, giúp bồi bổ trí nhớ, ổn định tâm lý, tránh căng thẳng. Dù có đặt nhiều kỳ vọng vào các em, nhưng cũng đừng bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của mình, vì sẽ tạo thêm áp lực đối với các em. Cần động viên, khuyến khích các em, không nên đặt ra chỉ tiêu không phù hợp với khả năng của các em.

Song song với việc học, các em cần tham gia các hoạt động thể thao mà mình ưa thích sẽ giúp thoải mái về tinh thần và ôn luyện tốt hơn. Không học quá khuya. Nên học một cách thoải mái nhất. Nên có cách chế ngự stress phù hợp, ví dụ có thể tập một bài tập luyện thở, tập vài động tác yoga, chuẩn bị một số bài tập thể thao ngay tại phòng, để khi học căng thẳng, các em có thể thực hiện ngay các động tác đơn giản đó để chế ngự stress…

(BV Tâm thần T.Ư 2)