Móng tay là một trong những bộ phận có thể giúp các mẹ nhận biết và phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ. Vậy những biểu hiện bệnh thường thấy thông qua móng tay của trẻ là gì hãy cùng tìm hiểu ngay những biểu hiện bệnh thường thấy này nhé!
Sử dụng thuốc ho Prospan cho trẻ
1. Vùng da xung quanh móng bị tróc lở
Hiện tượng tróc lở vùng da xung quanh móng móng của trẻ làm xuất hiện những vết ửng đỏ và sưng tấy, hiện tượng này cho thấy bé đang bị thiếu Vitamin B3 hoặc kẽm. Các mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm giàu Vitamin B3 điển hình như trái bơ, gan heo , cá hồi, đậu hà lan hoặc bổ sung các loại thực phẩm có chứa tryptophan là các loại hạt, đậu nành luộc, thịt gà.
2. Xuất hiện những vệt trắng trên móng tay
Trên móng bé xuất hiện một số vệt trắng có thể hằn sâu và móng. Điều này chứng tỏ bé đã bị thiếu hụt chất lâu dài, phần đáy móng có thể bị bong tróc 1 phần vẩy. Chất bé đang thiếu hụt là đạm, kẽm hoặc vitamin B12, omega3. Lời khuyên cho mẹ lúc này là thêm khẩu phần đạm vào bữa ăn của trẻ như cá, trứng, thịt. Đồng thời mẹ đừng quên thực phẩm giàu omega3 hay kẽm như cá hồi, cá thu, cá chép, nấm, tôm, mực, đậu đen, rau xanh có viền lá dày, gân nhiều.
Cách bổ sung kẽm cho bé hiệu quả
3. Trên móng xuất hiện những phần sáng và phần tối
Nếu móng có phần sáng phần tối và thường phần đầu móng thâm đen, đáy móng sẽ đục đồng màu. Như vậy, bé đang có nguy cơ suy dinh dưỡng. Quan sát thể trạng của bé, nếu bé gầy yếu, da xanh, biếng ăn thì cần cho bé khám ngay vì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, trong tình huống này, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy thử thay đổi khẩu phần ăn của trẻ trong 2 tháng, sau 2 tháng nếu không có tiến triển mẹ mới đưa đi bác sĩ. Theo đó, mẹ nên bổ sung thêm tinh bột, chất đạm, chất béo đầy đủ trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Tăng cương các loại hải sản như cá hồi, cá thu, cá chép.
Cách sử dụng dầu massage cho bé hiệu quả
Trên đây là những biểu hiện bệnh thường gặp trên móng mà các mẹ cần chú ý để bảo vệ bé yêu nhé!