Lãnh đạo xã thừa nhận, vì cả làng đổ chất thải nên rất khó xử lý, thậm chí cho công an xã đến canh gác, chặn lối vào nhưng vẫn không ngăn được người dân đổ trực tiếp ra môi trường.
Như báo điện tử Người Đưa Tin đã phản ánh cách đây ít lâu về việc hàng trăm tấn chất thải chình ình giữa làng ung thư thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).
Toàn bộ cánh đồng 3 ha (khoảng 30.000 m2) chứa hàng trăm tấn chất thải chưa qua xử lý.
Mới đây PV đã trở lại cánh đồng rộng lớn, hiện hàng ngày vẫn có lượng lớn chất thải tập kết tại đây. Hàng ngàn bao tải lớn nhỏ chứa chất thải được chất đống trải dài cả km, nhiều bao tải vì lâu ngày do mưa nắng đã bị bục, rách nhiều chỗ để lộ ra chất bùn thải bên trong có màu đen.
Xem thêm : thu mu phế liệu
Chất thải được cho vào bao tải rồi đưa thẳng ra cánh đồng.
Nhiều người ví khu cánh đồng chứa chất thải này là “cánh đồng chết” vì ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí từ chất thải là sỉ nhôm, bã nhôm do người dân đổ ra.
Nhiều người chỉ ra đổ chất thải rồi nhanh chóng về ngay bởi vào những hôm trời nắng, oi bức bốc mùi vô cùng khó chịu.
Còn những hôm trời mưa, chất thải từ các bao tải chảy ra tạo thành những dòng nước đen kịt. Điều này khiến cả cánh động từng trồng lúa rộng lớn nay trở nên hoang hóa, đất ngả màu đen đặc quánh.
Theo tìm hiểu của PV, nhiều thôn tại xã Văn Môn như Mẫn Xá, Quan Độ gần như bị bao phủ bởi lớp khói đen kịt thải ra từ những ống khói của những lò tái chế phế liệu, lò đúc nhôm thủ công hay từ bãi rác thải từ phế liệu.
Tại làng Mẫn Xá, dọc hai bên đường lớn liên xã đến các nhà trong cùng ngõ hẻm có đến cả ngàn ống khói từ các lò tái chế phế liệu đua nhau nhả khói đen trực tiếp ra môi trường.
Cận cảnh chất thải nguy hại từ các lò đúc nhôm từ phế liệu.
Trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Văn Môn xác nhận: “Đúng là trên địa bàn xã có khoảng 3 ha đất nông nghiệp đang bị người dân đổ sỉ nhôm.
Trên địa bàn xã có nhiều hộ có lò đúc nhôm phế liệu, chất thải đó chính là bã nhôm, sỉ nhôm. Các chất thải này chưa qua xử lý mà người dân đổ trực tiếp ra cánh đồng gần làng.
Cả khu đất 3ha bao gồm cả đất nông nghiệp, ao hồ và đầm. Diện tích đất nông nghiệp bị đổ chất thải hầu hết người dân ở đây từ lâu đã không canh tác, nên họ cũng không có ý kiến gì.
Việc đổ chất thải này đã diễn ra nhiều năm, có thời gian chúng tôi đã tuyên truyền, nhắc nhở, thậm chí là cho anh em công an đứng chặn tại lối vào để cấm đổ chất thải ra vị trí đó, nhưng người dân vẫn đổ.
Đa phần người dân đổ trộm ra đó, chúng tôi lực lượng mỏng không thể lúc nào cũng bố trí người canh gác được”.
Nhiều bao tải lớn chứa chất thải không được buộc chặt lộ ra chất thải đen kịt bên trong.
Ông Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng: “Đây là việc cả tập thể cùng làm nên rất khó xử lý triệt để.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, chúng tôi đã báo cáo lên cấp huyện, tỉnh. Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành liên quan cũng về tận nơi để xem xét và có phương án.
Xem thêm : o dau thu mua phe lieu binh duong gia cao
Chúng tôi đang cho xây dựng khu làng nghề tại địa phương khoảng 25ha, trong đó có khu ruộng người dân đổ chất thải. Đơn vị thi công khu làng nghề sẽ đứng ra chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ về vấn đề ô nhiễm môi trường và số chất thải trên diện tích 3ha”.
Trước câu hỏi cả “cánh đồng chết” chất thải chất cao như núi dài cả cây số bao giờ mới được xử lý, ông Nguyễn Văn Hậu cho rằng: “Đơn vị thi công làng nghề tại địa phương đã về khảo sát khu đổ chất thải trên. Tuy nhiên, bao giờ họ tiến hành việc khắc phục, xử lý ô nhiễm này thì chúng tôi cũng chưa nắm được”.