Để phát triển chiều cao sau tuổi dậy thì, hãy áp dụng những bí quyết giúp thúc đẩy chiều cao sau tuổi dây thì ngay để hỗ trợ phát triển vóc dáng nhanh chóng và hiệu quả.

Chiều cao của bạn sẽ tăng trong một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện chiều cao của mình bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục thể thao thường xuyên và đi đứng đúng tư thế.

“Chiều cao của tôi tính từ đầu lên đến trời!”. Phải chăng bạn cũng từng nói như thế khi bị lũ bạn trêu chọc về chiều cao của mình? Không xét về ý nghĩa sâu xa, câu nói có phần ngông ngông ấy lại là một cách hay để chữa cháy cho những lần bạn bị chê “lùn”. Bạn đang tìm mọi cách để nhanh chóng tăng chiều cao? Hello Bacsi sẽ bật mí cách để bạn có thể khắc phục chiều cao của mình. Tham khảo thêm những bài tập yoga tăng chiều cao



Những gì bạn có thể và không thể kiểm soát

Có nhiều yếu tố góp phần ảnh hưởng đến chiều cao tổng thể của bạn. Các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền chiếm từ 60 đến 80% chiều cao cuối cùng của bạn. Một số yếu tố môi trường, chẳng hạn như dinh dưỡng và tập thể dục, thường chiếm số phần trăm còn lại.

Hầu hết mọi trẻ em từ 1 tuổi đến khi dậy thì đều tăng chiều cao khoảng 5cm mỗi năm. Khi đạt đến tuổi dậy thì, bạn có thể phát triển với tốc độ 20cm mỗi năm. Tuy nhiên, mỗi người sẽ phát triển với tốc độ khác nhau.

Đối với con gái, sự gia tăng chiều cao thường bắt đầu vào đầu những năm dậy thì. Con trai có thể không có sự gia tăng đột ngột chiều cao cho đến khi kết thúc tuổi dậy thì. Điều này có nghĩa là khi trưởng thành, bạn sẽ không cao thêm nữa.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện chiều cao của mình khi còn niên thiếu. Sau độ tuổi đó, bạn vẫn nên tiếp tục thực hiện những điều này để thúc đẩy cơ thể phát triển và duy trì chiều cao của mình.

Một số mẹo tăng chiều cao dù đã quá tuổi

1. Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng

Trong những năm chiều cao đang phát triển, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là rất cần thiết. Tham khảo thêm những bí quyết giúp tăng chiều cao cho người trưởng thành
Chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm:

Trái cây tươi;
Rau sạch;
Hạt ngũ cốc;
Protein;
Sữa.
Bạn nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm có chứa:

Đường;
Chất béo chuyển hóa;
Chất béo no.
Nếu một số bệnh tiềm ẩn hoặc độ tuổi làm cho chiều cao của bạn giảm xuống do ảnh hưởng đến mật độ xương, bạn nên cung cấp thêm canxi cho cơ thể. Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ trên 50 tuổi và nam trên 70 tuổi nên tiêu thụ 1.200mg canxi mỗi ngày.

Vitamin D cũng thúc đẩy xương chắc khỏe. Các nguồn cung cấp vitamin D thông thường bao gồm cá ngừ, sữa tăng cường và lòng đỏ trứng. Nếu bạn không cung cấp đủ vitamin D trong chế độ ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung để đáp ứng lượng vitamin cần thiết cho cơ thể nhé.



2. Sử dụng thực phẩm bổ sung một cách thận trọng

Trong một số trường hợp, các loại thực phẩm bổ sung có hiệu quả trong việc tăng chiều cao ở trẻ em và hạn chế việc giảm sút chiều cao ở người lớn tuổi.

Nếu bạn đang mắc một căn bệnh nào đó ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng HGH, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung HGH tổng hợp.

Ngoài ra, người cao tuổi có thể dùng vitamin D hoặc chất bổ sung canxi để giảm nguy cơ loãng xương.

Trong tất cả các trường hợp khác, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm bổ sung để tăng chiều cao. Một khi các sụn tiếp hợp trở nên hợp nhất với nhau, bạn sẽ không thể tăng chiều cao nữa, kể cả khi sử dụng những sản phẩm bổ sung được quảng cáo rầm rộ.

3. Ngủ đủ giấc

Đôi khi giấc ngủ không ảnh hưởng đến chiều cao của bạn về lâu về dài. Nhưng nếu ở tuổi vị thành niên, bạn thường xuyên ngủ ít hơn mức cần thiết sẽ có thể dẫn đến các biến chứng. Đó là vì cơ thể sẽ sản sinh ra hormone HGH – hormone tăng trưởng trong khi bạn ngủ. Lượng hormone này sẽ ít đi nếu bạn không ngủ đủ giấc.

Dưới đây là số thời gian bạn cần ngủ mỗi ngày:

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi phải ngủ 14–17 giờ mỗi ngày;
Trẻ sơ sinh 3–11 tháng tuổi cần ngủ 12–17 giờ;
Trẻ mới biết đi 1–2 tuổi cần ngủ 11–14 giờ;
Trẻ vị thành niên 3–5 tuổi ngủ khoảng 10–13 giờ;
Trẻ em 6–13 tuổi có thể ngủ 9–11 giờ;
Thanh thiếu niên 14–17 tuổi ngủ 8–10 giờ;
Người lớn 18–64 tuổi nên ngủ khoảng 7–9 giờ;
Người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên nên ngủ khoảng 7–8 giờ.
Ngủ nhiều hơn thậm chí có thể kích thích việc sản xuất hormone HGH, vì vậy bạn nên ngủ trưa thay vì thức để làm việc hoặc tán gẫu cùng bạn bè.

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích, giúp tăng cường cơ và xương, duy trì cân nặng khỏe mạnh và thúc đẩy sản xuất HGH.

Trẻ em nên tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày với các bài tập như:

Các bài tập củng cố sức mạnh, chẳng hạn như hít đất (chống đẩy) hoặc gập bụng;
Bài tập linh hoạt, như yoga;
Các hoạt động aerobic, nhảy dây hoặc đi xe đạp.
Đối với người lớn, tập thể dục cũng có những lợi ích như duy trì sức khỏe tổng thể và làm giảm nguy cơ loãng xương. Loãng xương xảy ra khi xương trở nên yếu hoặc giòn, dẫn đến mất mật độ xương. Điều này có thể khiến bạn “lùn đi”.

Để giảm nguy cơ bị loãng xương, bạn hãy thử đi bộ, chơi quần vợt hoặc tập yoga vài lần trong tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung canxi cho cơ thể với các loại thực phẩm và sữa. Tìm hiểu phương pháp tăng chiều cao trong vòng 1 tháng

5. Ngồi, ngủ, đi đứng đúng tư thế

Tư thế xấu có thể làm cho bạn trông lùn hơn chiều cao thực tế. Khom lưng cũng có thể khiến bạn bị lùn đi.

Nếu bạn thường xuyên khom lưng, xương sẽ quen với tư thế như vậy và dần dần khiến bạn bị khom lưng.

Biết cách đứng, ngồi và ngủ đúng tư thế là chìa khóa giúp bạn duy trì chiều cao. Bạn cũng có thể thực hành các bài tập để cải thiện tư thế theo thời gian. Nếu bạn không biết bắt đầu như thế nào, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn hình thành một thói quen tập thể dục phù hợp.

Thông thường, bạn khó có thể tác động đến chiều cao của mình khi đã đạt đến một độ tuổi nào đó. Tuy nhiên, bạn có thể cao lên một ít nếu biết cách xây dựng lối sống hợp lý cho mình: hãy ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ thấy có sự khác biệt ngay đấy.
Bài viết khác cùng Box