Nếu bạn có ý định du học Nhật Bản thì việc tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa của Nhật Bản là một điều cần thiết để bạn có thể nhanh chóng hòa nhập cuộc sống tại đây.

Dưới đây là một số điều bạn nên tìm hiểu


Thành phần dân tộc

Cùng là cư dân của khu vực Đông Nam Á, người Việt Nam có chủng tộc gốc là Mongoloid phương Nam với 2 đặc điểm là mũi tẹt và mắt to, trong khi đó người Nhật Bản có chủng tộc gốc là người Mongoloid phương Bắc mũi cao và mắt nhỏ.

>>> Đối tượng du học: xem tại đây

Xét về thành phần dân tộc, Nhật Bản được coi là một dân tộc thuần chủng. Với dân số là 125,1 triệu người, mật độ dân số 320người/km2, trên lãnh thổ của Nhật Bản chỉ có 4 dân tộc cùng chung sống; chủ yếu là người Nhật chiếm 99,3% còn lại là các người Ainu, Triều Tiên và người Hoa chiếm có 0,7%. Nhật Bản nằm ở vị trí tách biệt với các quốc gia khác, là 1 quần đảo nằm cong dọc theo bờ Đông Bắc của châu Á, 2 đầu quần đảo gần như chạm vào dầu lục địa, nòi giống phương Bắc chiếm phần khá mạnh, người Mông Cổ đến Nhật Bản qua con đường Triều Tiên. Có nhiều yếu tố để khẳng định rằng một số nét văn minh ban đầu của của Nhật Bản, nhất là phương pháp trồng lúa nước bắt nguồn từ miền Nam Trung Hoa và chủng tộc Nhật Bản bao gồm cả yếu tố của vùng này. Còn về người Ainu hiện ở đảo Hoccaiđô được cho rằng có tổ tiên đến từ vùng Cápcadơ. Khi nói tới văn hóa của Nhật Bản người ta chỉ đề cập tới văn hoá của người Nhật, không hề có sự đa dạng pha trộn lẫn nhau giữa các nền văn hóa.

du học Nhật Bản nên đi vùng nào? -> Đọc thêm

Ngược lại với Nhật Bản, Việt Nam lại có một cộng đồng cư dân đa sắc tộc – một đặc điểm nổi bật tạo nên đặc trưng văn hóa của người Việt Nam. Việt Nam có 54 dân tộc với dân số hơn 80 triệu người, mật độ dân số khoảng 250người/km2. Tổ tiên của người Việt hiện nay được xác nhận là người Việt cổ, sinh sống ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng – một trong những nơi có sự xuất hiện của con người từ rất sớm. Sau này do quá trình biến đổi địa chất, nước biển rút dần ra xa, vào khoảng thế kỉ thứ 6, cư dân ở các nơi khác cũng đến khu vực này sinh sống. Trải qua thời gian lâu dài hàng nghìn năm cùng nhau sinh sống, ở đây đã diễn ra quá trình hỗn huyết giữa các dân tộc, sự phân cách về địa lý, khí hậu trải dài trên khắp các vùng đã tạo ra 54 dân tộc như ngày nay. Dấu vết của quá trình hỗn huyết đó còn lại cho tới ngày nay đố chính là ngôn ngữ của người Việt Nam. Giữa các vùng miền của Việt Nam có sự khác nhau khá lớn trong ngôn ngữ về phát âm, từ vựng do có sự cải biến của dân cư từng vùng. Tiếng Việt của người Việt được sử dụng ngày nay được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt Mường, từ vựng được cấu thành từ 70% Hán, 10% Tày Nùng, 10% Môn/Khơ Me và 10% Thái. Từ đây có thể rút ra nhận xét rằng quá trình hình thành cư dân người Việt chính là quá trình cộng cư và đặc điểm đa sắc tộc trở thành đặc điểm nổi bật của người Việt Nam. Tuy nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng ở Việt Nam không tồn tại tình trạng xung đột sắc tộc hay văn hóa như ở nhiều nơi khác, đây cũng là một điểm đáng lưu ý trong cộng đồng cư dân của người Việt nam. Người Kinh chiếm phần lớn dân số, khoảng hơn 80%, các dân tộc thiểu số khác nằm ở các vùng từ miền núi phía Bắc tới vùng núi Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Ở vùng nào cũng có sự cộng cư giữa các dân ộc , mỗi dân tộc đều chịu ít nhiều ảnh hưởng từ những đặc điểm văn hóa trong lối sống, tín ngưỡng của các dân tộc khác, giữa các dân tộc đều có những nét tương đồng với nhau, nhất là người Kinh mang trong mình sự tiếp thu và cải biến văn hóa của nhiều dân tộc anh em, trở thành dân tộc dẫn dắt các dân tộc khác, gây ảnh hưởng trở lại tới các dân tộc thiểu số khác. Chính vì vậy, giữa các dân tộc ở Việt Nam không hề có sự mâu thuẫn về quan điểm, văn hóa, tư tưởng nên không tồn tại những xung dột về sắc tộc hay văn hóa giữa các dân tộc.

Với những nét khác nhau khá lớn về địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như quá trình hình thành dân cư, hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản cũng mang trong mình những đặc trưng văn hóa tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng lại rất khác biệt nếu được xem xét một cách cụ thể, kĩ lưỡng và chặt chẽ. Những điểm tương đồng và dị biệt đó được thể hiện trong tất cả những đặc trưng văn hóa của cả hai nước từ văn hóa sản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa quy phạm và văn hóa tâm linh.

Nông nghiệp

Việt Nam và Nhật Bản đều là hai quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời và có nền nông nghiệp lúa nước. Nếu nói như vậy chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ hai nước chắn chắn sẽ có chung một nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy khi chúng ta nhìn vào quá trình hình thành và phát triển của cây lúa nước ở mỗi quốc gia, quá trình đó hoàn toàn khác nhau.

Việt Nam với đồng bằng sông Hồng màu mỡ nhiều phù sa, con người được sinh ra nơi đây dường như gắn liền cuộc sống với cây lúa nước, gắn với nông nghiệp trồng lúa nước. Từ đứa trẻ con cũng thuộc nằm lòng những câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Những hạt lúa được thuần dưỡng từ rất sớm ở Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng chứng minh rằng những hạt lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở Việt Nam xuất hiện cách đây 8000 năm và từ xưa tới nay Việt Nam luôn được khẳng định là một trong những cái nôi của nghề nông nghiệp trồng lúa nước.

Trong khi đó, nghề trồng lúa nước lại không phải là một nghề do người Nhật sáng tạo ra mà được du nhập từ các nước khác mà theo nghiên cứu thì đó có thể là từ phía Nam Trung Hoa vào khoảng cuối thế kỉ thứ 3 tr.CN đầu thế kỉ 2 tr.CN. Chính nguồn gốc của cây lúa nước ở hai nước khác nhau cũng đã tạo nên những những đặc tính khác nhau của con người ở mỗi vùng. Việc làm nông nghiệp nói chung và trồng lúa nước nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vào thiên nhiên, mưa nắng có thuận hòa thì mới có được thu hoạch năng suất cao. Con người cổ xưa không giải thích được những hiện tượng tự nhiên, từ đó biến thành nỗi lo sợ và sùng bái tự nhiên. Với người Việt Nam quen thuộc với việc trồng lúa nước hàng ngàn năm, với những quy trình trồng cây lúa ổn định đơn giản, kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, trồng lúa nước trở thành một tập quán, một thói quen và đẫn cũng tạo thành một lối tư duy đơn giản, gói gọn trong sự phát triển của cây lúa nước, cái nhìn của người nông dân thường là hạn hẹp, không gian sinh hoạt chỉ ở trong cái vườn nhỏ, cái thôn bé, nói chung bị khép kín bởi lũy tre xanh, việc làm diễn ra quanh một cái hè, cái sân hay cùng lắm là một thửa ruộng tư duy cũng trở nên cùn mòn, thiếu sáng tạo và đôi khi trở thành vật cản đối với sự phát triển của người dân Việt nam.

Nhưng đối với người Nhật Bản, việc trồng được lúa nước chính là nhờ việc học hỏi tiếp nhận những điều mới. Nông nghiệp tuy xuất hiện sớm nhưng chủ yếu là trồng củ, đặc biệt là củ cải, cho tới khi cây lúa nước xuất hiện, người dân Nhật Bản biết tới thêm một loại hình nông nghiệp mới lạ, phục vụ tốt cho đời sống. Cũng từ đó mà người Nhật Bản hình thành nên tính cách luôn muốn tìm hiểu, tiếp thu những điều mới, những điều hay từ khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu mọi vấn đề cặn kẽ, kĩ càng sâu sắc vốn là bản tính của người Nhật mà các nơi đều biết tới. Với người Nhật, nông nghiệp lúa nước đến như một điều kì diệu mạng tới một sức sống mới, người Nhật không chỉ coi trọng trọng lúa nước, dụng cụ trồng lúa nước như người Việt Nam mà còn coi việc trồng lúa nước như một tín ngưỡng, cây lúa được coi là vật biểu tượng mang lại sự may mắn cho co người.

Không chỉ khác nhau ở nguồn gốc và sự xuất hiện, nông nghiệp lúa nước ở hai nước cũng có những nét hoàn toàn khác nhau được quy định do điều kiện tự nhiên của mỗi nước. Nhật Bản tuy điều kiện tự nhiên không nhiều thuận liựi với 70% là đồi núi, sông ngòi ít và ngắn, ít phù sa, khí hậu ôn đới, mưa ít (400mm/năm) lại hay phải đối mặt với động đất, núi lửa và song thần nên việc trồng nông nghiệp cũng có nhiều nét khác biẹt so với các quốc gia là “ông tổ” của nghề trồng lúa nước. Ở Nhật Bản, nông dân không phải lo đắp đê chống lụt như ở Việt nam, lúa nước được trồng trong các thung lũng hay thậm chí trên úi, có những nơi có độ dốc tới 15o. Ngược lại, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể nói là lý tưởng cho ngành nông nghiệp với đồng bằng màu mỡ, trải dài, sông ngồi dày đặc, mưa nhiều (400mm/năm) tập trung theo mùa, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với và chống chọi là những bất ổn của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, ẩm và dịch bệnh luôn đe dọa thường trực. Ở Việt Nam, ngay từ thời xa xưa, mới lập quốc, các nhà vua đã quan tâm tới việc đắp đê trị thủy. Việc đắp đê trị thủy cần huy động tới sức người lớn, đòi hỏi sự liên kết giữa các nhóm người với nhau, không thể làm việc riêng rẽ độc lập, cũng như việc trồng trọt để đảm bảo tính thời vụ mọi người thường xuyên cần tới sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau mà từ đó dần hình thành công đồng dân cư người Việt có sự cố kết rất chặt chẽ mà thường được nhắc đến như là sự cố kết cộng đồng lãng xã của người Việt.

Địa lý biển

Một nước là quần đảo, một nước nằm trên bán đảo, cả Việt Nam và Nhật Bản đều chịu một tác động lớn từ biển. Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương bờ biển dài hơn 3000km, chỉ số duyên hải ISCL là 1/108 còn Nhật Bản là một quần đảo với chỉ số duyên hải ISCL là 1/13. Không chỉ có đường bờ biển dài mà Việt Nam còn có cả diện tích mặt nước lớn chiếm tới 75% diện tích lãnh thổ với hàng nghìn sông, hồ, ao, đầm lầy. Ngay từ xa xưa, nguời Việt đã biết khai thác những gì mà mặt nước đem lại đó là nguồn thủy sản vô tận. Người Việt cũng sáng tạo ra vô số những loại dụng cụ đánh bắt thủy sản khác nhau. Việt Nam được cho là nước có số dụng cụ dành cho công việc đánh bắt thủy sản phong phú vào bậc nhất thế giới.
Nhật Bản với chỉ số duyên hải lớn hơn Việt Nam, chịu sự tác động từ biển lớn hơn Việt nam, cuộc sống của người dân Nhật Bản từ xa xưa đã gắn liền với biển. Người Nhật biết cách khai thác hỉa sản một cách triệt để, chế biến từ hải sản hàng trăm loại món ăn đa dạng và phong phú.
Điều kiện tự nhiên không chỉ quyết định tới những yếu tố của văn hóa sản xuất ở mỗi quốc gia mà còn tạo ra những nét hoàn toàn khác biệt giữa hai dân tộc trong sinh hoạt hàng ngày hay rộng hơn là những nét, những yếu tố trong văn hóa đảm bảo đời sống. Nếu khái quát sự khác biệt này trong những từ ngữ ngắn gọn thì đó sẽ là từ “đơn giản” cho văn hóa Việt Nam và “cầu kì” cho văn hóa Nhật Bản.

Sinh hoạt

Người Việt Nam, từ cách ăn, mặc, ở và đi lại đều rất đơn giản. Bừa ăn bình thường của người Việt Nam truyền thống được mô hình hóa Cơm – Rau – Cá cộng với không có thói quen ăn sữa thịt. Các sản phẩm của việc đánh bắt thủy sản được tận dụng triệt để như cá, tôm, cua, sò, ốc, hến… Nhưng cũng từ nhưng nguyên liệu giản đơn như vậy, người Việt đã chế biến thành rất nhiều món ăn đa dạng và độc đáo, có những nét riêng biệt trong từng vùng miền khác nhau.

Trong khi đó, cũng từ những sản phẩm của quá trình lao động sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, người Nhật lại tạo ra bữa ăn của mình theo một hơi hướng hoàn toàn khác. Các loại củ đa dạng chủng loại và rất quen thuộc với người Nhật, nhất là củ cải được sử dụng phần lớn trong các bữa ăn. Gạo cũng được sử dụng nhưng rất tiết kiệm do việc trồng trọt không nhiều thuận lợi. Ngoài cá, các dạng thức khác nhau của hải sản bao gồm thủy sinh, rong, rêu… đều được sử dụng là thức ăn rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nhưng khác với người Việt Nam, tâm lý “nhiều là ngon” luôn mong muốn có “mâm cao, cỗ đầy” thì người Nhật Bản lại chú trọng tới hình thức và cách trình bày của món ăn. Nhiều mòn ăn của người Nhật chỉ có số lượng rất ít nhưng lại tốn rất nhiều công sức để thực hiện. Mỗi món ăn đều gửi gắm trong đó những tín ngưỡng, những triết lý về cuộc sống.

Trang phục

Về việc mặc, nhìn chung trang phục của người Việt Nam và người Nhật Bản những người làm nông nghiệp đều có trang phục đơn giản, thuận tiện cho công việc làm nông nghiệp. Nhưng nếu xét lên tầng lớp trên, những người có quyền lực và giàu có thì việc ăn mặc lại phản ánh những lối sống những kiểu tư duy, quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau. Người Việt Nam có tính cộng đồng rất cao do quá trình sinh sống luôn đòi hỏi tới sức mạnh cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển, mỗi người luôn tự cố gắng thích ứng bản thân mình vào với cộng đồng, giảm bớt cái tôi cá nhân để hòa nhập vào với cộng đồng nên sự phân biệt giữa những người có quyền lực và người nông dân không quá sâu sắc và rõ nét trong việc ăn mặc. Trang phục truyền thống của người Việt là áo dài, áo the hay áo tứ thân, đều là những loại trang phục dành cho cả người nông dân lẫn tầng lớp địa chủ hay quan lại. Nhưng ở Nhật, việc phân biệt đối xử, chia đẳng cấp trong xã hội khá gay gắt và mạnh mẽ. Những người thuộc đẳng cấp trên luôn muốn tỏ rõ sự cách biệt của mình. Kimono - bồ quần áo truyền thống của người Nhật - với giá trị lớn, cách mặc phức tạp gây bất tiện cho đi lại không phải là một bộ quần áo cho đại đa số dân chúng mà chỉ dành cho tầng lớp quý tộc mà thôi.

Nhà ở

Về nhà ở, mỗi dân tộc người Việt lại có một kiểu nhà khác nhau, nhưng nhìn chung là loại nhà có nhiều cửa, đóng mộng chắc chắn, và kiên cố, nhà thường hướng về phía Nam. Nhưng với Nhật Bản, đất nước nằm ở vị trí vỏ trái đất thường xuyên có sự thay đổi, thường xuyên diễn ra hiện tượng động đất hay núi lửa, nhà cửa của người Nhật không thể được làm kiên cố bởi sẽ rất dễ sụp. Nhà gỗ không đóng mộng chắn chắn mà được buộc day vào nhau để có thể chịu được sự rung chuyển, cột nhà chính được chon chặt dưới đất chứ không chỉ kê lên đá. Ngay cả trong thời kì hiện đại, nguời Nhật có được công nghệ xây nhà đạt tới chuẩn cao, những tòa nhà hàng chục tầng có thể chịu được sự rung chuyển ra xa tới 5m.

Xã hội

Xã hội Việt Nam và xã hội Nhật Bản cùng là những xã hội nằm trong bầu không gian văn hóa chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Quốc. Tuy cách thức chịu ảnh hưởng của mỗi nước là khác nhau, Việt Nam là bị cưỡng bữc tiếp nhận trong khi đối với Nhật Bản là sự chủ động tiếp nhận thì sau một thời gian dài, nền văn hóa của 2 quốc gia này cũng có những điểm chung nhất định trong văn hóa quy phạm. Do cùng là cư dân nông nghiệp, yếu tố kinh nghiệm có ảnh hưởng lớn tới sự thành công trong trồng trọt và chăn nuôi nên trọng lão, trọng kinh nghiệm của người đời trước trở thành một truyền thống trong cả hai nền văn hóa. Thêm vào nữa là những tín ngưỡng chung trong việc thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh, các tôn giáo chung như Đạo, Phật và Nho.

Ngay từ thời xa xưa, cư dân Nhật vẫn được coi là một dân tộc sống có tổ chức và kỉ cương chặt chẽ. Qua những đìeu ghi chép đáng tin cậy của các nhà quan sát Trung Hoa thời Ngụy thì ngay từ thời kì đó Nhật Bản đã thể hiện là một tổ chức xã hội có quy củ. Điều gây ấn tượng với họ là trong xã hội này, tôn ti trật tự được coi trọng, hình phạt nghiêm khắc, kỉ cương được bảo vệ chặt chẽ. Nhận xét đó của người Trung Hoa vẫn được khẳng định lại bởi những nhà du lịch các nước khác đến Nhật vào các thế kỉ sau. Chửng hạn W. Adam, một người Anh vào Nhật Bản năm 1611 đã miêu tả “Dân Nhật là những người có ý thức, phục tùng tuyệt đối các quan cai trị và cấp trên của họ.” Còn R.Benedit, một nữ dân tộc học người Mỹ, trong cuốn sách nổi tiếng “Hoa cúc và thanh kiếm” đã nhấn mạnh về sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản, thể hiện ngay trong ngôn ngữ xã hội và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng cụ thể người trên, kẻ dưới, nam nữ, tuổi tác…
Nguyên tắc tôn ti trật tự trong xã hội được quy định bởi hệ thống chính trị tồn tại, quản lý từ trên xuống dưới. Do địa hình chủ yếu là đồi núi, người dân sinh sống và làm việc trong các thung lũng cách biệt với nhau, trong mỗi khu vực như vậy qua quá trình sinh sống xuất hiện cái Đaimô là những người quản lý, có quyền lực nhất trong khu vực của mình, quyền lực nhà nước từ trên xuống, có sự kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý xã hội nói chung và từng khu vực do mỗi Đaimô quản lý nói riêng.

Ở Việt Nam, trật tự xã hội lại theo một hướng hoàn toàn khác. Do quá trình cộng cư lâu dài, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, sức người là yếu tố căn bản quyết định nên trong mọi xã hội của người Việt nam đều có sự điều tiết của mỗi thành viên, để tạo sự hòa hợp với đám đông. Khác với xã hội Nhật Bản, xã hội Việt Nam là xã hội chịu áp lực từ phía dưới lên. Ngay từ xưa trong xã hội phong kiến “phép vua thua lệ làng”, làng là đơn vị cộng cư của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặc khác là mẫu hình xã hội phù hợp là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng vào bền vững của xã hội nông nghiệp. Làng được hình thành được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có làng bất biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng.

Nói tới Việt Nam là nói tới văn hóa làng xã và làng xã Việt Nam có những đặc điểm mà không nơi nào có được. Đó là đặc trưng về ý thức cộng đồng làng thể hiện trên hầu hết các mặt của cuộc sống ở nông thôn như tính cộng đồng trong sản xuất, trong việc chống thiên tai, bảo vệ đê điều, trong việc chống ngoại xâm, bảo vệ làng xã, trong việc xây dựng văn hóa, lối sống đạo đức. Từ ý thức cộng đồng và do ý thức cộng đồng làng xã khiến cho nhà nước phong kiến để cho làng có vị trí tương đối, do đó nảy sinh ý thức tự quản. Nhà nước quản lý đến làng xã, còn việc quản lý làng xã thì chính thành viên trong làng có vị trí nhất định, có quyền nhất định, quyền này được thể hiện trong hương ước của làng. Một đặc trưng khá rõ là tính đặc thù, độc đáo rất riêng của mỗi làng. Có khi hai làng rất gần nhau nhưng không làng nào giống làng nào. Chính là văn hóa đã tạo ra cho mỗi làng những nét riêng và niềm tự hào riêng của họ. Nhưng đồng thời ngay cái riêng của mỗi làng cũng tạo nên tính khép kính, tính bảo thủ, đầu óc địa phương chủ nhĩa. Giữa ba đặc trưng trên có mối liên hệ hữu cơ tạo cho làng xã một vị trí đặc biệt, không chỉ là một cấp hành chính thấp nhất của xã hội phong kiến mà còn như một xã hội khép kín trong dố có đủ cả những thiết chế về tổ chức, về cấu trúc văn hóa, về tôn giáo…. tạo nên một văn hóa làng, nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc.

Tín ngưỡng

Do nằm ở vị trí giao lưu giữa các nền văn hóa, ở Việt Nam gần như không thiếu một loại văn hóa lớn nào trên thế giới từ tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên, thờ anh hung, Đạo - Phật – Nho - Mẫu. Tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam không có những điểm phân biệt rõ ràng rành mạch mà là một sự tích hợp.
Tín ngưỡng đầu tiên phải nói đến của người Việt Nam đó là tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên. Bắt cứ một gia đình người Việt Nam nào dù giàu hay nghèo đều có bàn thờ tổ tiên, coi như đó là chỗ dựa tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình, nơi hướng về tổ tiên, ông bà và những người đã sinh ra mình, cầu được phù hộ, sung túc, no đủ. Mỗi dịp lễ Tết, cũng giỗ là một dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính của mình đối với ông bà, tổ tiên. Ở mỗi nơi khác nhau trên đất nước Việt Nam có những kiểu thờ cúng tổ tiên và trời đất khác nhau nhưng tựu chung lại đều thể hiện một sự thành kính của con cháu đối với những người đi trước và tâm lý của con người gửi gắm những mơ ước của mình vào những người đã khuất.

Tín ngưỡng phồn thực là sự khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở cửa con người và tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối là tối tượng. Với người Việt, dấu vết của tín ngưỡng phồn thực còn lại cho thấy nó có mặt từ xa xưa, sau này do chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán mà nó đan xen vào với các loại hình văn hóa nghệ thuật khác.

Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng - tức vị thần bảo trợ một thành quách cụ thể và tín ngưỡng thờ Mẫu - truyền thống thờ nữ thần một đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng cư dân nông nghiệp là những tín ngưỡng có những ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của Việt Nam

Cao hơn tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại như một điều tất yếu để đảm bảo đời sống tâm linh cho mỗi thành viên trong xã hội, nơi để họ gửi gắm niềm tin, hy vọng những điều trong cuộc sống, giúp họ có được sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Ở Việt Nam, qua trường kì lịch sử từng tồn tại, các tôn giáo có tính phổ quát như Nho giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và Đạo giáo, nhưng lại có những tôn giáo chỉ có tính chất địa phương như Cao Đài, Hòa Hảo.

Ở Việt Nam, Nho giáo được truyền bá vào Giao Châu từ rất sớm bởi những người Trung Quốc mà chủ yếu là quan lại của chính quyền đô hộ, cho nên thái độ tiếp nhận của nguời Việt là rất dè dặt, vì thế vị trí trong xã hội của Nho giáo là rất khiêm tốn. Sau này, Nho giáo trở thành công cụ để giai cấp phong kiến thống trị xây dựng chính quyền và quản lý trật tự xã hội và dần chiếm vị trí độc tôn nhưng cũng dần bị suy thoái khi Pháp xâm chiếm Việt Nam. Là thành thố của văn hóa Việt Nam, Nho giáo có một ảnh hưởng rất lớn với diện mạo cũng như nội dung của các thành tố văn hóa khác. Với tư cách là một học thuyết chính trị, đạo đức, Nho giáo có vai trò như một tố chất trong nho sĩ, Tâm tư, tình cảm, tư tưởng và lối sống của nhà nho Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo là lẽ đương nhiên. Vốn là thành viên của những cộng đồng làng xã, nhà nho sống ở thôn quê, họ là một kiểu nhân vật văn hóa, vừ truyền ba những khía cạnh tư tưởng, đạo đức Nho giáo một cách chủ định và không chủ định thông qua việc dạy học và giao tiếp ở làng xã, vừa sáng tạo, lưu giữ văn hóa. Con đường đến với quảng đại người nông dân trong làng xã của Nho giáo, qua tầng lớp nho sĩ quả là hiệu lực.
Đáng lưu ý nhất là tầng lớp trí thức trong xã hộik từ thế kỉ 15 trở vè sau chính là các nhà nho. Do vậy, sáng tạo văn hóa của họ chứa đựng những tư tưởng Khổng Mạnh. Suốt quá trình lịch sử phát triển ở Việt Nam, Nho giáo có “độ khúc xạ” - chữ dùng của PGS Phan Ngọc – do những điều kiện xã hội, lịch sử và con người Việt Nam có khác với ở Trung Hoa. Những khái niệm Nhân, Trí, Tĩn, Lễ, Nghĩa của nhà nho Việt Nam cũng khác với chính các khái niệm ấy ở nhà nho Trung Quốc.

Phật giáo đến với Việt Nam cùng với thời điểm nó đến với châu Á. Trong những di tích liên quan tới văn hóa Óc Eo, người ta đã thấy sự hiện diện của cả hai tôn giáo: Ấn Độ giáo và Phật giáo cùng tồn tại. Trên lát cắt đồng đại, Phật giáo ở Việt Nam tồn tại cả hai phái: Đại thừa và Tiểu thừ. Với người Khơme Nam Bộ, Phật giáo ở đây là phái Tiểu thừa, trong khi đó với người Việt, Phật giáo lại là phái Đại thừa. Là một tôn giáo có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, một thành tố văn hóa có ảnh hưởng đậm nét đển các thành tố khác của văn hóa.

Ảnh hưởng của Đạo giáo triết học ở Việt Nam chủ yếu diễn ra trong tầng lớp nho sĩ nhưng ảnh hưởng của Đạo giáo thì không đậm nét. Sự đan xen giữa Đạo giáo phù thủy và các tín ngưỡng dân gian là rất phức tạp. Lịch sử tư tưởng Việt Nam: “Người Việt Nam lúc bấy giờ thì vẫn chịu ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy vì nó phù hợp với tín ngưỡng dân gian và nó bổ sung nhứng tín điều cần thiết mà tín ngưỡng dân gian không có, vì đó là con đường hy vọng để khắc phục những khổ đau xã hội và bệnh tật của con người đương thời, trong hy vọng đó chỉ có tác dụng an ủi. Tin thao Đạo giáo thần tiên vì nguời Việt vốn có tin thần lãng mạn, muốn có cuộc đời dài lâu, muốn có cuộc sống tốt đẹp.” Vì thế ảnh hương của Đạo gia và Đạo giáo trong văn hóa Việt nam không phải là nhỏ, nhất là các tín ngưỡng dân gian.

Ở Nhật Bản, cũng chịu sự tác động của văn hóa Hán trong khu vực, tuy là tiếp cận một cách chủ động hơn chứ không phải bị ép buộc như người Việt Nam. Ngoài Đạo, Phật, Nho, người Nhật còn có riêng cho mình một tôn giáo khác đó là Thần Đạo (Shinto).

Nền văn hóa vật chất của Nhật Bản ở thời đại huyền thoại nghèo nàn đến nỗi nó bị nền văn hóa vật chất của Trung Quốc nhanh chóng bao trùm khi tiếp xúc từ ăn mặc, sản xuất tới đi lại nhưng các thiết chế xã hội và văn hóa của Nhật Bản về một số mặt tỏ ra phát triển hơn. Sử sách Nhật Bản nói về một xã hội rất quan tâm đến nghi lễ và tôn giáo cổ xưa nhất có thể được coi là một thứ phiếm thần vô tri, song nó không thể thiếu các yếu tố tốt đẹp. Đó là một thứ tôn giáo dựa trên một quan niệm mơ hồ và chưa định hình về vụ trụ, coi vũ trụ như gồm vô số những bộ phận có tri giác. Một sự thờ cũng thiên nhiên mà động lực là sự tán thưởng chứ không phải là sự sợ sệt có thể bị coi là một thứ linh luận thiếu căn cứ và có tính chất bái vật và rất nhiều những tốt đẹp dễ chịu. Ttrong đời sống của người Nhật ngày nay có thể tìm thấy gốc gác từ những tình cảm xa xưa đó, những tình cảm vốn đã làm cho tổ tiên xa xưa của họ coi thần thành chẳng những chỉ là những thứ mạnh mẽ và đáng kính sợ như mặt trời mặt trăng và dông bão hay những thứ có ích lợi như cái giếng cái nồi, mà còn là những thứ dịu dàng dễ mến như tảng đá và dòng suối, cây cỏ hoa lá. Việc thờ cùng những thứ đó có phần tương ứng với những tình cảm tế nhị đối với cái đẹp của thiên nhiên, điều này vốn là một trong những đặc tính đáng mến của người Nhật (G.B. Sansom, Lược sử văn hóa Nhật Bản, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1990).

Chắc chắn tôn giáo của họ như Aston đã nói là một tôn giáo của tình yêu và sự biết ơn chứ không phải là của sự sợ sệt và mục đích của các nghi lễ tôn giáo của họ là ca ngợi và cảm ơn cũng như an ủi và dỗ dành các thần thành của họ. Thần thoại của Nhật Bản gồm có nhiều cái thô sơ và nguyên thủy nhưng điều đáng lưu ý là ở một đất nước thường xuyên có động đất và bão tố, lụt lội đã không có chuyện thần thoại phổ biến nào về một vị thần động đất đáng kinh khủng, còn thần bão táp thì chủ yếu xuất hiện ở những khía cạnh hiền lành.
Đạo Phật ở Nhật Bản có gần 89 triệu tín đồ, Đạo Kitô có 1600000 tín đồ (trong đó có 420000 tín đồ Thiên Chúa giáo), Thần Đạo (Shinto) có 112 triệu tín đồ, ngoài ra còn một loạt giáo phái mới nữa. Đạo Khổng đúng hơn là một triết lý sống.

Tình chất chung của các tôn giáo truyền thống Nhật là rất pha tạp. Trải qua những biến thiên lịch sử phức tạp, các tôn giáo ngoại lai đều thay đổi, biến dạng, bị Nhật hóa cao độ.

Thần đạo (Shinto) với 9 vạn đền thời và 10 vạn tu sĩ là một tôn giáo quan trọng nhất tuy không có kinh bổn nào cả. Thật ra, Thần đạo không phải là một tôn giáo theo đúng nghĩa mà chỉ là tổng thể những tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng các vị thần (kami); kami bao gồm các vật linh thiêng trong thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, gió, sấm, sét, núi, sông, đá, cây…) hồn người chết (tổ tiên Nhật Hoàng, ông bà ông vải của gia đình người chết nói chung, đặc biệt là các anh hùng có công với đất nước). Ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ là tín ngưỡng dân gian nhưng với Nhật Bản đã được nâng lên trở thành một tôn giá. Thần đạo có nguồn gốc bản địa, xuấn hiện có thể từ hồi công xã nguyên thủy dưới hình thức tín ngưỡng vật linh. Đến thế kỉ 3, làng xã (mura) tế bào của xã hội ruộng đất, hình thành và từ đố là cái khung của kinh tế xã hội của thần đạo. Lễ hội lớn nhất là lễ hôim ùa (matsuri) của cả làng. Thờ cúng mở rộng ra không gian, lên tới thị tộc Yamatô. Đạo Phật du nhập vào mới đầu còn bị cạnh tranh về vị trí, dần dần đạo Phật gắn bó khăng khít với Thần Đạo, đến nay khi nhiều khi người ta cưới xin theo nghĩ lễ Thần Đạo, ma chay theo nghi lễ Phật giáo. Thần đạo cũng vay mượn nhiều yếu của của đạo lão. Thần Đạo tiến triển trong lịch sử theo con đường dân tộc chủ nghĩa chứ không theo sứ mạng của những tôn giáo mang tính chất phổ biến nhân loại như đạo Kitô, đạo Phật… Ngay cả đạo Phật ở Nhật Bản do gắn với Thần Đạo, nhiều khi kết hợp với đạo Phật, lại là một nguồn mê tín, mạng lại cho dân chúng những niềm hy vọng và an ủi.

Đạo Phật ở Nhật Bản, nhất là trong dân gian, có nhiều biến tướng do ảnh hưởng phức tạp của lịch sử, của các yếu tố Thần đạo, Khổng giáo, Ấn Độ bí truyền, ma thuật… Với 26 vạn sư sãi và hơn 8 vạn chùa, đạo Phật đã hòa nhập với Thần đạo bản địa mà trở thành một thứ quốc giáo không tuyên bố. Do đó, đạo Phật là một nét chủ yếu của truyền thống và bản sắc dân tộc, nó mang những điểm mạnh và điểm yếu của Thần đạo. Đạo Phật mang những mầm mống của tính phổ biến nhân loại và phê phán xã hội và những nét lớn của đạo Phật ở Nhật Bản cho đến ngày nay vẫn không thay đổi. Trong ý thức của dân chúng, vẫn tồn tại những vị thần phật ban phúc: thần giro bảo vệ mùa màng, Phật Quan Âm chứng quả mọi việc và phù hộ cho chúng sinh, Phật A-di-đà độ trì… kèm một đạo lý ít có tính đấu tranh, từ bi, an phận, khoan dung, chịu đựng.

Trước những biến thiên của xã hội – cũng như những đạo Cao Đài, Hòa Hảo, đạo Dừa ở miền Nam Việt nam - những giáo phái mới mọc ra như nấm ở Nhật Bản suốt từ thời các “Tướng quân” đóng ở Yêđô cho đến nay. HIện nay tín đồ các giáo phái mới chiếm đến 1/10 dân số, đây là một yếu tố sôi động trong sinh hoạt hiện đại ở Nhật Bản.

Về Khổng giáo, Khổng giáo không phải là một tôn giáo theo nghĩa chính xác của nó, ngay cả phần lý luận triết học của khổng giáo cũng không quan trọng bằng triết lý cuộc sống của nó dược thể hiện bằng một loạt cách xử thế. Dưới góc độ này, tuy chưa bao giờ bị Trung Quốc đô hộ, Nhật Bản cho đến nay chịu ảnh hưởng của Khổng giáo còn sâu sắc hơn cả một số nước đã tựng bị Trung Quốc đô hộ, vì Không giáo đã xâm nhập vào đời sống tổ chức xã hội, ăn sâu vào nếp nghĩ và phong tục tập quán, được chính quyền nuôi dưỡng trong nhìêu thế kỉ. Chính Tống nho Trung Quốc đã thần thánh hóa những giáo điều đạo đức phong kiến, tuy vậy Khổng giáo ở Trung Quốc tương đối phần nào có âm hưởng nhân văn, nhấn mạnh chữ Nhân, vào Nhật Bản, nó nhấn mạnh chữ Trung một cách cực đoan mang sắc thái dân tộc chủ nghĩa hơn và thần bí hơn.

Trong xã hội Nhật Bản, chữ “Nghĩa” có tầm quan trọng lớn trong các mối quan hệ. Chữ “Nghĩa” (giri) rất khắt khe vì nó xuất phát từ lý trí, đó là món nợ ân tình phải trả bằng bất cứ giá nào, có khi bằng cái chết, bằng danh dự bản thân. Khổng giáo trở thành nền tảng của xã hội phong kiến “Tướng quân” Thiên Hoàng, dựa trên trung quân, “trung với lãnh chúa” nó đóng góp vào lý tưởng “đạo võ sĩ”.

Võ sĩ (Bushi/ Samurai) là một tướng võ Nho học suốt đời thờ một chúa, một lãnh chúa địa phương, cao nhất là Thiên Hoàng. Từ thế kỉ 12, các võ sĩ trở thành một giai cập quý tộc quan trọng, còn giai cấp quý tộc cũ chỉ còn 1 vai trò lễ nghi. Đến thế kỉ 17, “Đạo võ sĩ” đuợc hoàn chính. Ngay từ lúc đàu đã có mấy yêu cầu: võ sĩ phải giỏi võ nghệ, phải thờ chúa hêt lòng, coi thường cái chết. Nhật Bản có cả một triết lý về cái chết, có cả một truyền thống lâu đời về tự sát.

Bên cạnh Khổng giáo, Lão giáo cũng được du nhập vào Nhật Bản nhưng ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội không rõ rệt. Tuy vật nhưng như ở các nước khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, những yếu tố Khổng, Lão, Phật thường có tác động tương hỗ. Trái với Khổng giáo, Lão giáo mang nặng tính nữ tính ấm, tính mềm, chủ trương yên lặng vô vi theo tự nhiên.

Cho đến nay, ý kiến chung là các xã hội khổng giáo ở châu Á do tính chất bảo thủ, đã suy sụp trước sự tấn công của các nước phương Tây; Khổng giáo lạc hậu, không có yếu tố nào tiến bộ hay ít nhất là có lợi ích cho thời kì hiện đại.

Với những nền tảng văn hóa truyền thống có những nét tương đồng, chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Khổng nhưng quan niệm về Ngũ thường và xác định yếu tố quan trọng nhất với người dân mỗi nược lại có sự khác nhau. Với người Việt, chữ “hiếu” luôn được đặt ở vị trí quan trọng bậc nhất. Con người dù có tài giỏi tới đâu nhưng nếu là người bị coi là “bất hiếu” thì sẽ không được xã hội xem trọng. Trong khi đó những quốc gia khác lại có những quan niệm khác như đối với người Trung Quốc là chữ “lễ”, với người Hàn Quốc là chữ “dũng” còn đặc trưng của người Nhật Bản đó là chữ “tín”. Với người Nhật, thất tín một lần sẽ không còn giữ được lòng tin của người Nhật nữa, nhất là trong vấn đề làm ăn.

Sống trong cùng một môi trường sản xuất nông nghiệp, cần cù chăm chỉ là yếu tố quan trọng trong cũng là cần thiết cho mỗi người dân làm nông nghiệp. Nhưng sự cần cù chăm chỉ ở người dân Nhật Bản và Việt Nam lại khác nhau. Người Nhật sống rất nguyên tắc và đôi lúc trở nên quá cứng nhắc. Với họ, những điều đã trở thành quy luật và nguyên tắc thì không thì có gì thay đổi. Điều này có lẽ cũng là chịu ảnh hưởng từ chữ “tín” và chữ “trung” của đạo Khổng. Nhưng người Việt lại là 1 dân tộc sống với sự linh hoạt và mềm dẻo hơn rất nhiều, cũng có lẽ bởi người Việt luôn trọng chữ tình hơn chữ lý “một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”, cũng do quá trình giao tiếp với nhiều quốc gia bên ngoài, nên người Việt đã tạo cho mình sự khéo léo và mềm dẻo để dễ thích ứng với tình huống cũng dễ dàng có thể ứng xử đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.
Một yếu tố không nằm trong 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa nhưng nó liên quan tới mọi thành tố của văn hóa khác, là công cụ để truyền bá văn hóa đó chính là ngôn ngữ. Chữ của người Việt là chữ Nôm - chữ được biến đổi từ chữ Hán cho phù hợp với dân tộc còn ngôn ngữ của người Nhật là Hiragano với những quy định chặt chẽ. Cả hai ngôn ngữ nều đều là ngôn ngữ ảnh hưởng từ chữ Hán nhưng đã được các dân tộc cải biến và thay đổi cho phù hợp với dân tộc.

Sự khác nhau trong lối tư duy giữa hai dân tộc cũng có thể được lý giải ngay từ sự khác biệt của điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia và quá trình phát triển lịch sử. Trong khi người Việt Nam ở vị trí có nhiều thuận lợi trong nông nghiệp, là nơi giao thoa của nhiền nền văn minh, là nơi gặp nhau của nhiều con đường thông thương trên thế giới, Việt Nam luôn phải đối mặt với những hiểm nguy, thách thức từ bên ngoài không thể nào lường trước được những gì xảy ra với mình, cùng với quá trình hàng ngàn năm sống trong mối đe dọa bị mất nước, bị ngoại xâm, người Việt có sự cảnh giác nhất định đối với những gì mới, những gì từ phía ngoài mang tới, đồng thờ cũng thiếu đi sự tính toán, nhìn xa và hoạch toán. Ngược lại, người Nhật ở vị trí cách biệt, trong quá khứ không ai để ý tới nên họ luôn phải chủ động đi học hỏi điều mới lạ từ các nơi khác, đồng thời sống ở vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người Nhật hình thành cho mình thói quen lo xa dự trữ thực phẩm cho những lúc mất mùa, khi mùa đông tới.

Cũng trong hoàn cảnh đặc biệt riêng của mỗi quốc gia mà mỗi người dân ở Việt Nam và Nhật Bản lại hình thành trong mình những tâm lý dân tộc rất khác nhau và riêng biệt. Người Việt Nam có tâm lý phức cảm dân tộc. Sống trong môi trường luôn bị thay đổi và cảm giác bị đe dọa từ các thế lực bên ngoài, dưới sức ép từ một cường quốc lớn ngay phía trên mình là Trung Quốc, qua hàng ngàn năm chịu sự ảnh hưởng văn hóa cũng như nguy cơ bị xâm lược từ quốc gia này, người Việt Nam luôn sợ bị coi thường và muốn chứng tỏ mình không phải là một nước chịu ảnh hưởng, giống như Trung Quốc mà bản thân mình cũng có những nét riêng biệt chỉ của dân tộc. Trong khí đó, ngược lại người Nhật Bản trong quá khứ luôn bị bỏ rơi nên họ có tinh thần vị chủng cao độ, dù là người Nhật ở đâu là người cùng 1 dân tộc họ đều quan tâm đến nhau.