Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi là vô cùng quan trọng, vì đây là giai đoạn bé bắt đầu chuẩn bị những bước đi đầu tiên và cơ thể cần cung cấp nhiều hơn những chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không ít trẻ lười ăn khiến mẹ rất buồn phiền: “trẻ 1 tuổi lười ăn dặm phải làm sao”.
1, Chế độ dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi
Vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ (ít nhất 3-4 lần trong ngày) đến ngoài 2 tuổi, hoặc uống sữa ngoài, tuy nhiên số lượng có thể giảm so với giai đoạn trước. nước tăm trẻ sơ sinh
Cho trẻ ăn bột hoặc cháo đặc đủ 4 nhóm thức ăn 3 bữa trong ngày. Mẹ hãy phối trộn nhiều loại ngũ cốc, ăn thịt và cá, trứng và đậu đỗ, phô mai, sữa, rau xanh và hoa quả


Ăn thêm trái cây tươi hoặc nước hoa quả
Năng lượng cần cho bé trong ngày là: 800-1000 calo, trẻ 1 tuổi đã có thể ăn đặc và ăn 2 bữa mỗi ngày do đó, bạn cần chú ý đến chất lượng bữa ăn để cung cấp cho trẻ đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Ở độ tuổi này, trẻ đã nặng gấp 3 lần lúc sinh và đang tập đứng rồi đi. Tuổi này mẹ không cần phải cho trẻ ăn nhiều như trước nữa, có thể cho trẻ chuyển qua 3 bữa bột đặc hoặc cháo đặc. Các cữ bú nên vào lúc sáng sớm - chiều - tối và ban ngày là 3 bữa ăn. Ví dụ như: bú mẹ - bột ngọt - bột mặn - cháo đặc - bú mẹ - bú mẹ.
2, Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi lười ăn
Trẻ 1 tuổi lười ăn do chưa tập trung trong khi ăn: Một nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm chính là do mẹ vừa cho bé ăn vừa cho bé chơi hoặc xem chương trình gì đó. Có vẻ như những hoạt động không chính thức này lại cho bé cảm thấy hứng thú hơn việc ăn uống. nước tắm trị ngứa
Do trẻ thấy sợ hãi khi ăn: Việc mẹ hay quát khi trẻ ăn chậm, ăn ít khiến trẻ sợ hãi, và không chịu ăn.
Có bệnh trong người khiến trẻ lười ăn: Một số bệnh lý ở cơ thể trẻ như: mọc răng, rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, đầy bụng, đau bụng,… do trẻ bị nhiễm khuẩn nên cảm thấy mệt mỏi, ốm sốt..


3, Trẻ 1 tuổi lười ăn phải làm sao?
Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ 1 tuổi lại lười ăn. Có 1 công thức chung khắc phục tình trạng lười ăn ở trẻ. Tuy nhiên, điều đầu tiên là mẹ phải hiểu tâm lý của trẻ.
Trẻ 1 tuổi có xu hướng bắt đầu thích "tự phục vụ" như giành muỗng của mẹ, thò tay bốc thức ăn, cầm ly uống... Mẹ chớ bỏ qua mà nên hỗ trợ để trẻ vui thích với bữa ăn, để thức ăn đem lại niềm hứng thú cho trẻ. Mẹ hãy thử:
Chơi đùa cùng trẻ: Mẹ một muỗng, con một muỗng, ta cùng thi đua xem ai ăn nhanh hơn.
Tự trẻ cầm thức ăn: mẹ hãy cho trẻ tự cầm, tự bốc miếng chuối, đậu, cà rốt... luộc nhừ (dù sau đó bôi trét đầy mặt mũi). Cho trẻ tự cầm ly với một tí sữa, tí nước trái cây... (dù sau đó bạn phải thay hết đồ cho trẻ).
Dân gian ta có câu "học ăn, học nói, học gói, học mở". Vậy học ăn là hàng đầu, rồi bé sẽ ăn uống gọn gàng và có thói quen ăn uống tốt khi trẻ lớn lên.


Không la mắng trẻ: Ở độ tuổi này, có khi vài tuần trẻ ham chơi hơn ăn mẹ đừng quá căng thẳng, la mắng, ép trẻ... chẳng có tác dụng gì mà còn làm trẻ sợ thức ăn kéo dài. Mẹ hãy bình tĩnh chờ đợi, rồi tình trạng đó sẽ qua.
Thay đổi khẩu vị cho trẻ: Thông thường thì cháo đặc lại nghèo năng lượng nên không được nhiều mẹ lựa chọn hơn bột đặc, tuy nhiên có thể cho trẻ ăn thay đổi theo khẩu vị.
Cho trẻ ngồi chung bàn với gia đình: Tuổi này trẻ cũng thích "làm người lớn" một chút. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu được ngồi chung bàn ăn với gia đình và nếm chút đỉnh thức ăn người lớn: vài muỗng canh, miếng chả đùm, nhai vài hột cơm...