Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội được hiểu một cách chung nhất là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường.

Liên hệ Công ty Quốc Luật

Một số đặc điểm của doanh nghiệp xã hội:

Doanh nghiệp xã hội có những điểm đặc thù khác với đặc điểm của các hình thức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước:
  • Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốt đẹp mang bản sắc chung của toàn xã hội thông qua hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng. Các vấn đề xã hội thường được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung đột trong gia đình, cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội góp phần bảo vệ và phát huy những điều hay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng không phải là những tổ chức từ thiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy.
  • Tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh. Đây là điểm gần như tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận hoặc với doanh nghiệp có mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xã hội có quyền hành kinh doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp này cũng cần có chiến lược vận hành nói chung và chiến lược phát triển tổng thể nói chung khác cơ bản so với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
  • Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu cơ bản và bản chất của doanh nghiệp cũng như lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Những giá trị tốt đẹp của toàn xã hội được thể hiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi người tôn trọng và tuân thủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thảm họa thiên nhiên…
  • Như vậy, các doanh nghiệp xã hội có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết rộng rãi cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó gắn liền với các vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá trị xã hội, làm sâu sắc thêm hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt xã hội mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức lợi nhuận không thực hiện vì không phải nhằm tối đã hóa lợi nhuận.

CÁC THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 đã qui định về doanh nghiệp xã hội như sau: Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Liên hệ Công ty Quốc Luật

Do đó, các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội cũng giống như thủ tục đăng ký thành lập một doanh nghiệp thông thường, sau đây là những thủ tục và một số điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp xã hội:

– Người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ quyền công dân, không đang trong tình trạng thi hành án tù hoặc bị cấm tham gia vào hoạt động kinh doanh.

– Xác định loại hình doanh nghiệp xã hội muốn thành lập: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH…

– Có nguồn vốn điều lệ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

– Đội ngũ nhân viên yêu nghề và tâm huyết.

– Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động… Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thành lập doanh nghiệp về hồ sơ này các bạn tham khảo thêm trong Bộ Luật Doanh Nghiệp.

– Nộp thuế đầy đủ (nếu có).

Nếu cá nhân hay tổ chức muốn biết rõ chi tiết, giấy tờ thủ tục đăng ký than lập doanh nghiệp xã hội, các bạn có thể liên hệ với Công Ty Quốc Luật để được giải đáp những thắc mắc. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn miễn phí và thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói nếu các bạn yêu cầu.
Bài viết khác cùng Box