bệnh viêm đại tràng là một bệnh của đường tiêu hóa nên ăn uống có vai trò rất quan trọng. Nguyên tắc của ăn kiêng là mỗi người sẽ tự thấy mình không phù hợp với loại thức ăn nào thì kiêng loại thức ăn đó, không ai giống ai. Nhưng những loại thức ăn sau đây thì số người không phù hợp là khá nhiều: ốc, cá mè, thịt chó.
Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc bất di bất dịch. Kiêng đồ sống, lạnh, ôi, thiu.
Tất nhiên, bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày…
- Nếu đi ngoài phân có mùi chua (do lên men): giảm ăn thức ăn dễ lên men như đường, sữa nguyên.
- Nếu đi ngoài phân khắm (do vi khuẩn thối rữa): ăn ít protit, ăn các thức ăn như sữa chua, dưa chua (để vi khuẩn thối rữa không phát triển).
- Nếu có táo bón do giảm vận động: nên ăn thức ăn kích thích nhu động như sữa chua, củ cà rốt, khoai lang…

Viêm đại tràng mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

+ Di chứng sau nhiễm khuẩn đường ruột cấp do thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác.
+ Nguyên nhân dị ứng.
+ Nguyên nhân bệnh tự miễn (tự cơ thể tạo miễn dịch quá mức tấn công lại niêm mạc đại tràng của chính mình).
+ Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét...)
+ Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao...



Các triệu chứng viêm đại tràng thường gặp là gì?

- Rối loạn đại tiện:
+ Chủ yếu là phân nát, lỏng một hoặc nhiều lần trong ngày, phân có thể có nhầy máu hoặc không.
+ Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).
- Đau bụng:
+ Vị trí xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng góc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.
+ Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau có thể mót "đi ngoài", "đi ngoài" hoặc đánh hơi được thì giảm đau.
+ Cơn đau dễ tái phát. Đau dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng hoặc ăn uống thất thường.
Điều trị:
Với viêm đại tràng cấp tính do vi khuẩn, amip… thì điều trị thuốc tây kịp thời và đủ liều sẽ cho hiệu quả cao. Tuy nhiên với điều trị viêm đại tràng mạn tính thì thuốc đông y chiếm ưu thế tuyệt đối