Bệnh á sừng ở tay có thể là á sừng ngón tay, á sừng bàn tay. Thường dễ bắt gặp ở những người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất. Để có thể trị bệnh á sừng ở tay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn với bài viết dưới đây!

Nguyên nhân bệnh á sừng ở tay

Hiện nay, giới chuyên môn vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh á sừng ở tay. Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng, một số nguyên nhân thường là:
  • Di truyền : Với những người mà có người thân mắc bệnh á sừng thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người thường.
  • Môi trường, khí hậu : Nguy cơ mắc bệnh á sừng càng cao khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm gây dị ứng nặng. Khí hậu hanh khô của mùa đông cũng khiến mắc bệnh tăng lên.
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất : Đó là các loại nước tẩy rửa, xà phòng, dầy gội, nước rửa bát…các yêu tố này thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lí : Ít ăn rau quả, thiếu vitamin A, C, D, E…

Một trong những nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay là do cơ địa của từng người, bởi vậy mà việc điều trị sao cho hết bệnh là hoàn toàn khác nhau. Bạn phải cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sỹ chuyên khoa để xác định căn nguyên và đưa ra phương phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp.

Danh sách 13 cách chữa bệnh á sừng ở tay

1> Thuốc bôi á sừng

Bao gồm các loại thuốc như Acid salycilic, Corticoid fucicort, hoạt chất Corticoid gentrinone, …thuốc giúp diệt khuẩn, kháng viêm, tái tạo vùng da bị viêm mà không để lại sẹo, diệt nấm và diệt mầm gây bệnh từ bên ngoài. Thuốc bôi làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, mụn nước, sần da từng vùng.

Cách dùng : Vệ sinh sạch sẽ khu vực da cần hỗ trợ điều trị bằng nước muối ấm, dùng khăn lau khô sau 15 phút rồi bôi thuốc. Thoa thuốc đều và mỏng lên vùng da cần điều trị mỗi ngày 1 lần vào buổi tối sẽ cho kết quả sau 4 ngày sử dụng, nhưng bạn nên dùng bôi thêm một thời gian nữa để bệnh không tái phát.


Thuốc bôi hỗ trợ chữa á sừng ở tay
2> Thuốc uống kháng sinh, thuốc chống nấm

Bao gồm một số loại như: Nizoral, griseofulvin, dẫn xuất imidazol, . Uống để chống tụ cầu trùng vàng. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa. Trong một số trường hợp nặng có thể cho uống Corticoid, nhưng cần chỉ định chặt chẽ của bác kĩ. Kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định, bệnh á sừng ngón tay sẽ rất nhanh chóng được cải thiện.

3> Lá trầu không

Mỗi ngày dùng lá trầu không, đem nấu nước khoảng 10′ rồi để ấm, thêm 1 thìa muối ăn và sau đó dùng nước này ngâm tay, chân vùng da bị bệnh. Ngâm khoảng 20 – 25 phút thì lau khô lại bằng khăn sạch. Các này sẽ giúp mềm da, tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi bệnh á sừng bàn tay một cách tự nhiên.

4> Lá chè xanh

Đun lên để ngâm chân cũng đem lại hiệu quả vì trong lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa da và giúp tái tạo làn da, khắc phục các triệu chứng do bênh gây ra.

>>> Xem thêm: Cách hỗ trợ chữa bệnh á sừng da đầu cho người mới bị

5> Mật ong
Bôi vào vùng da bị á sừng cũng là cách hỗ trợ điều trị tốt vì mật ong có tính diệt khuẩn cao, đồng thời giúp làm ẩm cho da. Đây cũng được coi là bài cách chữa bệnh á sừng ở taygiúp giải quyết nhanh tình trạng khô da do bệnh gây ra.

6> Cây đinh lăng và huyết dụ
Lấy mỗi thứ một nắm nhỏ cho vào sắc, lá huyết dụ bằng ½ lá đinh lăng, sắc đến khi nào cảm thấy vừa uống là được. Khó uống bạn có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào và bạn nên uống thay nước mỗi ngày.



Mẹo hỗ trợ chữa á sừng ở tay

7> Sài đất và rau răm

Sài đất rửa sạch, đun lấy nước, để ấm, dùng để rửa tay. Còn rau răm lấy khoảng 1 mớ, rửa sạch, sau đó vẩy thật khô, giã nát rồi đắp lên vùng da bị á sừng và mỗi lần đắp khoảng 1h đồng hồ, ngày đắp 1 – 2 lần.

8> Quả chanh

Dùng chanh xát vào vùng da bị á sừng là cách đơn giản nhất. Cắt chanh thành từng lát và xát vào vùng da nứt nẻ, cách này bạn có thể làm bất cứ lúc nào và không giới hạn không gian, thời gian nên nó rất tiện.

9> Không ngâm tay, chân với nước muối

Vì nước muối sẽ làm cho da khô, nứt nẻ rộng và sâu hơn

10> Tăng cường ăn rau quả

Để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng thì cà chua, các loại đậu, rau ngót, bắp cải, bưởi, cam, cà rốt…là nguồn cung cấp quý giá đó.

Tuy việc tìm kiếm, cách làm khá đơn giản, nhưng đem lại hiệu quả không cao. Thời gian điều trị bệnh kéo dài và đôi khi chỉ có tác dụng với một số cơ địa cụ thể của từng người.

11> Bài thuốc đông y tổng hợp

– Chuẩn bị : Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ,…mỗi thứ 12g

– Cách dùng : Sắc uống trong 1 – 2 ngày, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống thì lấy bã đun thêm một ít nước và tắm để cho lớp da chết bong ra.


Những bài thuốc đông y hỗ trợ chữa á sừng ở tay
12> Bài thuốc dùng cho bệnh á sừng ở tay kéo dài

– Chuẩn bị : Ké, hà thủ ô, huyền sâm, ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa, tất cả đều 12g.

– Cách dùng : Sắc lên uống ngày 1 lần.

13> Thuốc ngâm rửa (trường hợp bị toàn thân diện rộng)

– Chuẩn bị: Khôn phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g.

– Cách dùng : Sắc lấy nước tắm hoặc ngâm mỗi ngày và cũng có thể cách một ngày ngâm một lần.

Một số lưu ý để hỗ trợ việc điều trị bệnh á sừng ở tay thêm hiệu quả
  • Không bóc vảy, kỳ cọ chà sát lên da, gây tổn thương da, rách da và khiến những lần bong tróc sau đó sẽ càng diễn ra mạnh hơn
  • Hạn chế tiếp xúc với nước, vì tiếp xúc nhiều sẽ càng kích thích cho lớp sừng bị bong tróc. Sau khi tắm rửa xong cần dùng khăn lau kho các vùng da bị bệnh.
  • Nên đeo găng tay khi nấu ăn để tránh tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ, muối, ớt,…hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa và nếu không tránh được việc tiếp xúc nhiều đó thì bạn cần đeo găng tay bảo vệ.

Chúc các bạn khỏe mạnh!!!

Nguồn: https://dieutridalieu.info/tong-hop-...-a-sung-o-tay/