Khi bước vào tháng thứ 7 chắc chắn em bé của mẹ đã khiến mẹ bật cười không chỉ 1 lần vì nhiều hành động vô cùng đáng yêu. Tháng này là tháng phát triển vượt trội của trẻ về năng lực trí não và khả năng tư duy. Vì vậy, mẹ cần hiểu được sự thay đổi của bé trong tháng tuổi này để có chế độ cũng như cách chăm sóc em bé 7 tháng tuổi hợp lý nhất.



1, Chăm sóc em bé 7 tháng tuổi

Sang tháng thứ 7 bé yêu lúc này đã có khả năng cảm nhận được mọi việc xung quanh cuộc sống. Trong lúc bé đang hứng thú chơi với một đồ chơi nào đó mà bạn giấu đi, trẻ đã có thể dễ dàng nhận ra đồ chơi đó đã biến mất.

Quan trọng hơn, đến tháng thứ 7 bé đã có khả năng nhận biết được cảm xúc của người khác như khi bạn cười bé sẽ cười theo, hoặc khi bạn nhăn mặt khó chịu trẻ có thể sợ hãi hoặc khóc…Bé cũng đã dần ý thức được mối quan hệ của mình với cha mẹ, với thế giới xung quanh, bé chỉ theo những người thân thiết hay tiếp xúc còn có thể khóc khi người lạ bế hoặc khi mẹ rời đi đâu đó.

Thông thường đến tháng thứ 7 tất cả các bé đã có khả năng lẫy, bò. Vì vậy, bé linh hoạt hơn trước rất nhiều, bé có thể nằm sấp vui chơi, xoay người để nhìn một cái gì đó và nâng người, với tay để chộp đồ chơi, bò quanh giường hoặc dưới sàn nhà.

Bé cũng đã có thể tự ngồi một cách cân bằng mà không cần ai giữ hoặc chống tay và cũng đang bắt đầu làm quen dần với việc đi lại. Nếu mẹ hỗ trợ bé, bé có thể đứng và bắt đầu di chuyển từ chân này đến chân kia trong một khoảng thời gian ngắn. chăm sóc em bé mới sinh như thế nào



Em bé của đã bắt đầu hiểu được nội dung chung của một câu nói. Khả năng bắt chước những âm thanh do bạn thực hiện khiến bạn thật ngạc nhiên. Bởi vậy, để kích thích bé nói nhanh hơn, mẹ hãy dạy bé nói những từ đon giản. Chỉ cần được dạy vài lần thì bé đã có thể nói được một số từ dễ, có một âm tiết và bắt đầu với một phụ âm, chẳng hạn như khi bạn nói: nói ba hoặc ma đi con, trẻ có thể nói được.

2, Chăm sóc vận động cho em bé 7 tháng tuổi


Bé 7 tháng tuổi đã có khả năng lật người, bò khá nhanh và thành thạo mẹ sẽ bất ngờ khi thấy hình ảnh bé bò” thoăn thoắt”. Bé rất hiếm khi chịu nằm ngửa mà luôn cố gắng lật úp người, xoay ngang xoay dọc để đến những nơi mình thích, với lấy thứ mà mình muốn. Do đó, mẹ cần luôn “để mắt” đến bé, đừng để bé bò đến nơi không an toàn hoặc tự làm mình bị thương.

Một số rất bé thích bám lấy đồ vật như chân bàn, ghế,… để tự đứng lên. Nếu thấy bé có những biểu hiện đó, mẹ cần nhanh chóng đỡ bé bởi đôi chân còn non yếu chưa thể tự đứng lên, ngồi xuống linh hoạt được rất dễ bị ngã và va vào chân bàn ghế. Để bé được an toàn mà lại khuyến khích trẻ nhanh biết đi, bố mẹ có thể mua cho bé xe tập đi để bé dễ dàng và thoải mái di chuyển hơn. chăm sóc rốn em bé sau sinh



Nhiều bà mẹ chia sẻ tròn chuyện mục của mom&baby rằng chăm sóc bé 7 tháng tuổi đỡ vất vả hơn vì ít phải đau đầu đoán ý muốn của bé thông qua tiếng khóc nữa. Bé đã biết bộc lộ thái độ, cảm xúc qua hành động như: nhăn mặt, cười, giơ tay ra đón lấy, quay đi tỏ vẻ không đồng tình,… Bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, “hỏi” ý kiến của bé để bé được bộc lộ cảm xúc nhiều hơn đồng thời tạo tiền đề cho khả năng nghe và phát triển ngôn ngữ sau này.