Ở giai đoạn 9 tháng tuổi cơ thể bé đã có sự phát triển về mọi mặt. Trong thời gian này, bé không chỉ muốn bò nữa mà còn đang tập đứng lên, vậy ở thời điểm này, các mẹ nên cách chăm sóc em bé 9 tháng tuổi như thế nào là đúng cách?


1, Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Bước sang thời kỳ 9 tháng tuổi em bé của mẹ có thể tự với và vịn vào thành giường hoặc ghế để đứng dậy, đây là giai đoạn bé bắt đầu tập đi, đây là những bước đi đầu tiên của bé. Đôi chân của bé bây giờ trông đã cứng cáp khi đứng dậy nên tương đối vững chắc cho việc tập đi. Tuy nhiên, bé sẽ rất sợ và hay ngã khi tập đi, vì vậy mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trong giai đoạn này.
Thời gian này bé rất thích khám phá những đồ vật ở trên cao. Chính vì vậy, bé thường xuyên với bằng tay hoặc leo trèo để lấy cho bằng được đồ vật mình muốn, nhưng vẫn thường cho vào miệng. Mẹ nên theo sát bé để tránh việc bé bị ngã.

Ngoài ra, nếu mẹ kiên trì dạy cho bé cách cầm thìa và tự ngồi xúc ăn nhưng việc này sẽ khó với bé, bé thường không đưa được thìa thức ăn vào đúng miệng và gây nhem nhuốc khắp mặt, quần áo. hướng dẫn chăm sóc em bé sơ sinh

Đặc biệt, ở giai đoạn này em bé của bạn đã tới quá trình mọc răng, vì vậy mẹ nên chú ý đến bé nhiều hơn. Bé có thể đã mọc 2 răng cửa dưới, 1 răng cửa và 1 răng bên hàm trên.

Bụng bé thường to hơn ngực, hơi xệ, dù bé vận động và vui chơi cả ngày nên mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về sự thya đổi này.



Bé 9 tháng tuổi mỗi ngày cần ngủ từ 14 đến 16 tiếng, giấc ngủ ban đêm thường kéo dài khoảng 10 tiếng mẹ cần tạo không gian thoải mái để bé có được giấc ngủ sâu.

Trong giai đoạn này, khả năng nói của bé trong cũng đã phát triển rõ rệt. Từ việc bé chỉ phát âm được những từ đơn giản, một âm tiết và được dạy đi dạy lại nhiều lần. Đến tháng này, bé đã có thể nói rất sõi các cụm từ có hai âm tiết như “baba”, “mama” hoặc một số từ thông dụng khác. bí quyết chăm sóc em bé

2, Cách chăm sóc em bé 9 tháng tuổi



Mẹ biết rằng, bé càng phát triển nhanh thì nhu cầu về dinh dưỡng cũng như những sự chăm sóc của mẹ dành cho bé cũng phải chú ý hơn. Vậy, khi bé ở tháng thứ 9 này các mẹ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc cho trẻ?