Đông Anh là huyện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số đông nên lượng rác thải tương đối nhiều. Để bảo đảm môi trường xanh - sạch - đẹp, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn giao nhiệm vụ cho các hội, đoàn thể phát huy vai trò nòng cốt trong việc phân loại, thu gom, kiên quyết không để rác thải tồn đọng trong ngày...

>>> tin tức đông anh

Theo Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh Lê Ngọc Dụng, bình quân mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt ở 24 xã, thị trấn của huyện lên đến 180 tấn, việc thu gom, vận chuyển được thực hiện ngay trong ngày, đạt 100% ở thị trấn Đông Anh, 98% ở khu vực nông thôn. Toàn bộ số rác được thu gom được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn). Nếu phát hiện điểm nào tồn đọng, huyện sẽ cử cán bộ tới tận nơi, phối hợp với Công ty Môi trường đô thị Đông Anh giải quyết nhanh chóng.

>>> mua bán nhà đất đông anh

Là huyện ngoại thành, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, công nhân thu gom rác thải tại các thôn làng phải di chuyển quãng đường dài, tốn nhiều thời gian, nên khó khăn cho các xã khi thuê lực lượng thu gom rác thải... Điển hình như ở xã Kim Chung, với Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đóng trên địa bàn, dân số đông (khoảng 28.500 khẩu, trong đó 11.000 khẩu thường trú còn lại là người dân từ các nơi khác đến tạm trú), nên lượng rác thải sinh hoạt khá lớn (khoảng 20 tấn/ngày). Bà Lê Thị Vân Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho biết, do có lượng rác thải nhiều, xã đã chủ động thành lập 3 tổ thu gom rác thải ở 3 thôn với 19 công nhân phối hợp với các hội đoàn thể duy trì vệ sinh môi trường.

>>> nhà đất đông anh giá rẻ

Bên cạnh đó, tại các ngõ xóm, tuyến đường của xã, không phân biệt tuổi tác, giới tính, từ trẻ đến già, trong đó Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên đóng vai trò nòng cốt đều nhiệt tình tham gia quét dọn, thu gom rác thải, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, làm sạch các biển rao vặt trên tường.

Ngoài ra, để nâng cao ý thức người dân, nhất là nơi có nhiều công nhân sinh sống, xã Kim Chung yêu cầu các tổ thu gom thường xuyên hướng dẫn các gia đình hình thành thói quen phân loại rác ngay tại nhà thành các túi rác riêng biệt (chất thải rắn, rác thải sinh hoạt...) đồng thời, nâng cao tuyên truyền bảo vệ môi trường qua các hình thức tư vấn, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đoàn thể: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... Ông Trần Văn Ngọt, Trưởng thôn Hậu cho biết: Vào sáng thứ bảy hằng tuần, các hội đoàn thể trong thôn vận động người dân tự giác tham gia vệ sinh môi trường quanh khu vực sinh sống. Mỗi người một việc, thu gom, phân loại rác, quét dọn, phát cỏ mọc ven đường, trồng hoa... tạo cảnh quan đường làng, ngõ xóm. Thông qua các buổi tổng vệ sinh đã từng bước nâng cao trách nhiệm người dân trong việc giữ gìn môi trường, đến nay không còn hiện tượng đổ rác bừa bãi, tùy tiện...

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Linh cho biết, xác định việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng nên huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung làm tốt công tác xử lý rác thải tại chỗ và yêu cầu các phòng chức năng phối hợp với các xã, thị trấn duy trì phong trào vệ sinh môi trường vào sáng thứ bảy hằng tuần, phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường tại nhà, khu dân cư, các điểm công cộng, đường làng, ngõ xóm...

Đồng thời, các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, giúp mọi người hiểu rõ kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp các ngành, đoàn thể phát động phong trào bảo vệ môi trường lồng ghép với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới. Thông qua các biện pháp đó, từng bước thay đổi thói quen, tập quán để người dân dần hình thành nếp sinh hoạt hằng ngày trong việc giữ gìn môi trường trong lành, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu vực nông thôn.