Quanh những tranh cãi về quy định mở tối đa quyền mua nhà cho đối tượng người nước ngoài, trao đổi với ĐTTC, trên tư cách một người đã từng làm luật, Nguyễn Thái Luyện chủ đầu tư địa ốc alibaba cho rằng đây là một chính sách mang tầm nhìn dài hạn của cơ quan quản lý nhà nước. Một chính sách từ đóng chuyển sang mở, đặc biệt chưa từng có tiền lệ sẽ gây nên những lo lắng, hoài nghi là chuyện đương nhiên. Nhưng theo tôi không nên vì lo lắng không quản lý được hay hoài nghi về tác động mà đóng cánh cửa lại, vì đó là xu thế hội nhập tất yếu mà sớm hay muộn, nước ta cũng phải làm.


Quy định cởi mở của dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đối với việc mua nhà tại dự án long phước của người nước ngoài là thấu đáo. Xem xét một cách kỹ lưỡng, luật quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi chính phủ) khi được phép vào Việt Nam làm việc, hoạt động được quyền mua nhà, nghĩa là đã loại trừ những đối tượng chỉ sang dăm ba ngày để du lịch, những đối tượng không có ý định gắn bó lâu dài với Việt Nam.

Như vậy, những đối tượng còn lại, họ sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, làm việc, hoạt động, cống hiến và đóng góp cho nước ta thì không có gì phải e ngại trong việc cho họ mua nhà. Nhận định như vậy để thấy rằng chúng ta cần phải có một chính sách mạch lạc trong quá trình toàn cầu hóa và Việt Nam cũng không nên đứng ngoài xu thế công dân toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO và đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Tôi cho rằng đây là tín hiệu tốt, thể hiện một tầm nhìn xa trong việc xây dựng luật. Cũng cần lưu ý rằng không phải được cho phép là người nước ngoài sẽ ào ạt đổ xô mua nhà tại Việt Nam. Họ cũng sẽ có những tính toán, cân nhắc bởi số tiền bỏ ra không hề nhỏ.

Thí dụ, thời hạn visa chỉ được 1 tháng, họ có mua không, chắc chắn là không. Hoặc sẽ có những sự so sánh bởi một số nước láng giềng trong khối ASEAN như Malaysia, Singapore hay Thái Lan đều có những chính sách khuyến khích người nước ngoài mua nhà. Vậy nên chăng cần có một chính sách thuế riêng cho đối tượng này? Tôi cho rằng không nên và không thể có một chính sách thuế để hạn chế một đối tượng riêng biệt mua nhà. Trên thực tế, thuế nhà, đất của chúng ta hiện nay còn khá thấp. Ở trên thế giới, thuế nhà, đất sẽ xấp xỉ 1% giá thị trường, trong khi đó ở nước ta mức thuế này được áp là 0,03% theo bảng giá nhà nước, tính ra chỉ tương đương mức 0,015% giá thị trường, như vậy là quá thấp, không thể hạn chế được tình trạng đầu cơ.

Chính vì vậy, không phải ra thêm 1 chính sách thuế riêng cho người nước ngoài mà cần nâng dần tỷ lệ thuế. Quy định này cũng nhằm thu được tiền thuế từ những đối tượng có tiền đầu cơ tích lũy nhà đất. Hay nói cách khác, đây là cách để đánh thuế những người giàu trong xã hội, trong đó bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tóm lại, chủ trương mở cửa cho người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam là đúng đắn, song cần phải được xem xét đồng bộ với chính sách quy hoạch, chính sách tài chính gồm thuế, định giá và tín dụng để tránh việc bị lạm dụng đầu cơ bất động sản.

Cùng với sự phục hồi nhẹ của thị trường trong nửa cuối năm 2013, bức tranh tài chính chung của các doanh nghiệp bất động sản đã đỡ ảm đạm hơn. Khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi trong thời gian tới, các doanh nghiệp bất động sản cũng mạnh dạn hơn với kế hoạch kinh doanh của mình. Theo nhóm nghiên cứu của Ths.Nguyễn Tuấn Dương và Ths. Lưu Hữu Đức, Học viện Tài chính, việc hãm phanh đột ngột dòng tín dụng cho bất động sản khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành rơi vào khủng hoảng, bởi các doanh nghiệp chưa chuẩn bị để đối phó với cuộc khủng hoảng bất ngờ và kéo dài này.

Trong giai đoạn 2011 - 2012, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết giảm mạnh và xuống mức đáng lo ngại. Cụ thể, khả năng thanh toán nhanh năm 2010 đang ở mức 1,05 lần đã xuống còn 0,65 lần năm 2011 và tiếp tục giảm xuống 0,61 lần năm 2012. Trong khi đó, khả năng thanh toán hiện thời cũng giảm từ mức 1,83 của năm 2010 xuống 1,55 năm 2011 và dù có nhích nhẹ trở lại ở mức 1,57 năm 2012, nhưng việc thị trường bất động sản đóng băng, tồn kho lớn, không thể chuyển hoá thành tiền mặt khiến nhiều công ty không thể trả được nợ đến hạn. Do đó, nợ xấu liên quan đến bất động sản cũng tăng cao, chiếm 80% tổng nợ xấu của ngành ngân hàng.
Bài viết khác cùng Box