Những phụ nữ đang mang thai thường là những người dễ bị bệnh trĩ, đây là điều mà nhiều người đã biết.
Khi có thai mà bị bệnh trĩ là điều rất bình thường, nhưng một khi đã bị thì thật rắc rối và đau đớn, người bệnh khi đi ngoài thường ra máu hoặc bị chảy máu, hậu môn đau và sưng tấy, có khi bị trồi ra ngoài.
Cá biệt có người còn bị sẩy thai, sinh non hoặc những bệnh khác. Vậy thì tại sao những phụ nữ có thai lại dễ bị trĩ và phải phòng chống như thế nào để tránh bị bệnh trĩ khi mang thai?



Nguyên nhân phụ nữ có thai dễ bị trĩ đó là do cơ thể thay đổi về sinh lý gây nên. Khi có thai, theo thời gian thai nhi ngày càng một to, tử cung cũng dần phình to ra, tạo thành áp lực đối với tĩnh mạch vùng xương chậu, khiến cho những tĩnh mạch xung quanh hậu môn không được lưu thông, rất dễ hình thành trĩ.

Hơn nữa, phụ nữ có thai thường ít hoạt động , bộ phận tiêu hóa co bóp châm nên rất dễ bị táo bón, phần đóng cứng đè nén tĩnh mạch nên thành đường ruột, khiến cho máu không được lưu thông, mà khi đại tiện lại phải rặn làm cho áp suất vùng bụng lên cao, khiến cho tĩnh mạch ở trĩ càng lên , rất dễ dẫn đến bệnh trĩ.

Muốn phòng chống bệnh trĩ khi đang mang thai, trước hết phải có thói quen ăn uống hợp lý. Trong các bữa ăn hàng ngày, phụ nữ phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nhất là phải ăn nhiều những thức ăn có chất thô và xơ như: cần tây, hẹ, mướp đắng,củ cải, rau cải trắng… và cũng cần phải ăn thức ăn nhiều ngũ cốc như ngô, khoai, kê….

Những thực phẩm này, ngoài giá trị là giàu chất dinh dưỡng còn có thể có tác dụng kích thích sự co bóp của đường tiêu hóa, phòng ngừa phân ứ đọng trong đường ruột. Không nên ăn hoặc ít ăn những thức ăn cay có tính kích thích, đồng thời phải có thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước muối nhạt hoặc nước pha mật ong, vì có thể làm cho phân mền và trơn nên không táo bón trĩ nội.

Cần có thoi quen tốt là đi đại tiện có giờ giấc. Việc làm này nên có thời gian nhất định, thông thường sau một bữa ăn nào đó. Vừa ăn xong, sự co bóp đường ruột rất mạnh, có lợi cho việc đại tiện. Một khi đà hình thành thói quen này thì không nên tùy tiện thay đổi, cứ đến giờ dù cho không muốn đi cũng kiên trì vào ngồi nhà vệ sinh để kích thích phản ứng của đường ruột.

Nhưng phải chú ý thời gian mỗi lần ngồi nhà vệ sinh không nên quá dài, tốt nhất không quá 10 phút , bằng không phản ứng thải phân rất khó hình thành, ngược lại sẽ càng chèn ép dụng và áp lực lưu thông mạch máu xung quanh hậu môn, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ và khiến bệnh càng thêm nặng. Nếu như đà bị táo bón, không rặn ra được thì nên dùng những loại thuốc chống táo bón, không nên uống những toa thuốc rửa ruột hoặc thông phân có áp lực lớn để tránh dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Ngoài ra, cần phải rèn luyện thân thể và hậu môn một cách thích hợp.Làm một số công việc nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tăng thêm sự co bóp của đường ruột để ăn ngon miệng, phòng ngừa táo bón. Hàng ngày nên tập co hậu môn hai lần vào buổi sáng , tối như vậy có thể tăng cường sức của cơ dưới xương chậu và sự tuần hoàn các mạch máu xung quanh hậu môn, có lợi cho việc đi đại tiện và phòng ngừa bệnh trĩ.

Một khi đã bị mắc bệnh trĩ thì nên chữa kịp thời, tránh gây ra những hậu quả không tốt. Cách chữa có thể là ngồi tắm trong chậu nước ấm, khi cần thiết có thể áp dụng các biện pháp như tiêm thuốc cho co lại, cắt trĩ, đốt lạnh… Hiện nay các chuyên gia y học cho rằng, nếu như được điều trị bằng các biện pháp thông thường mà không hiệu quả, thì nên tính đến việc phẫu thuật.