Khám tổng quát cho trẻ em là một việc làm rất cần thiết giúp cho bậc phụ huynh có thể kiểm soát các nguy cơ gây bệnh cho bé. Đồng thời có những biện pháp điều trị kịp thời khi xảy ra bất kỳ tình huống nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam tỉ lệ đưa con đi khám sức khỏe còn ở mức thấp, chỉ khi con có bệnh thì mới đi khám.
Ngoài ra, trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ bé sẽ được tiêm phòng các bệnh lây lan nếu cần thiết. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội nếu các bậc phụ huynh có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ cũng như cách chăm sóc bé yêu của mình.
Ở mỗi quốc gia phát triển, khám tổng quát cho bé được chia ra các giai đoạn dựa vào độ tuổi khác nhau, qua đó sẽ giúp bác sĩ có thể dễ dàng thăm khám hơn.
Nội dung khám tổng quát cho trẻ em gồm có:
Kiểm tra trọng lượng,sàng lọc sơ sinh chiều dài, chu vi vòng đầu và các phép đo ứng với biểu đồ tăng trưởng.
Phần đầu: bác sĩ sẽ kiểm tra phần thóp trên đầu của bé để có thể đảm bảo xương sọ của bé luôn an toàn. Thêm vào đó, bé cũng được kiểm tra toàn bộ hình dạng của phần đầu để xem có cân đối không? Có bất thường gì không?
Miệng: Quan sát kỹ vòm miệng của bé có thể sẽ tiết lộ các dấu hiệu của bệnh nấm miệng ở trẻ. Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một hiện tượng khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Da: Làn da của mỗi bé lại có sự khác nhau do cơ địa, nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra các vết bớt, các dấu hiệu nhận biết phát ban, nhiễm trùng da của bé.
Cha mẹ và gia đình cần lưu ý tới biểu đồ tăng trưởng của bé để có thể theo dõi trong các lần kiểm tra, khám sức khỏe tổng quát cho bé tiếp theo.
Thực hiệm các xét nghiệm sàng lọc: Gia đình cần thực hiện các xét nghiệm để có thể kiểm tra, kiểm soát các bệnh có hại đến cơ thể của bé. Kiểm tra thị giác và thính giác thường xuyên của bé.
Tai: bác sĩ sẽ kiểm tra tai bé xem có bị chảy dịch, bị nhiễm trùng không bằng việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Bác sĩ cũng dựa vào các phản ứng của bé trước những âm thanh khác nhau bao gồm cả giọng nói của bố mẹ.
Mắt: Bằng các dụng cụ kinh soi đáy mắt, bé sẽ được bác sĩ kiểm tra xem có bị tắc tuyến lệ hay thường xuyên bị chảy nước mắt không?
Tiêm phòng sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nghiêm trọng. Các phụ huynh nên tìm hiểu từ nhiều nguồn và nắm rõ lịch tiêm chủng đúng theo lịch.
Chu vi vòng đầu là một trong những chỉ số rất quan trọng trong biểu đồ tăng trưởng của bé.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em cần được thực hiện, theo dõi tình hình phát triển của bé. Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ và theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Đối với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ kiểm tra một số thông tin như:
- Kiểm tra sức khỏe về trọng lượng cơ thể theo độ tuổi, chiều dài của bé, chu vi vòng đầu…
- Tiến hành các thử nghiệm vật lý như: khám mắt, nghe xung tim và cảm giác của bé, khám bụng, kiểm tra hông và chân.
Đối với trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi, bên cạnh việc kiểm tra trọng lượng cơ thể, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu cho bé để tiêm chủng ngừa khi bé vô tình tiếp xúc với chì hoặc thiếu máu. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng cũng như cơ quan sinh dục xem có phát triển bình thường hay không.
Lời khuyên: Hãy mạnh dạn đưa ra các câu hỏi về vấn đề chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho chuyên gia, bác sĩ. Điều này sẽ rất lợi khi chăm sóc bé.