Cây Chanh được trồngphổ biến khắp nơi. Thành phần dinh dưỡng trong Chanhgồm có nhiều nguyên tố cần thiết cho hoạt động của con người, đặc biệt là hàm lượng vitamin C hiện diện rất cao trong Chanh.Chính vì vậy, hằng năm nhu cầu tiêu thụ Chanhrất mạnh, nhất là trong mùa nắng. Để thỏa mãn phần nào cho việc trồngchanhhiện nay, chúng tôi giới thiệu đến bà con nông dân kỹthuậttrồng,nhân giống, chăm sóc cho câyChanhđể đạt hiệu quả.
II. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI:
Nhiệt độ: Chanhcó thể sống và phát triển ở 13-39oC, thích hợp nhất từ 23-29oC. Ngừng sinh trưởng dưới 13oC và chết ở - 5oC. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của câymà còn ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái.
Vũ lượng: CâyChanhcần khoảng 1.000-2.000mm/năm. Ở Việt Nam lượng mưa hàng năm trung bình là 1.800mm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, do đó vườn trồngcâyChanhở Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Đông vào mùa nắng cần phải tưới nước.

Ánh sáng: Chanhkhông thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8giờ hoặc nắng chiều lúc 16-17giờ). Cường độ ánh sáng ở Việt Nam vào mùa hè khoảng 100.000 lux do đó khi thành lập vườn cần thiết kế câyche mát và chú ý hướng Đông -Tây.
Nước: CâyChanhcần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Tuy nhiên, câycó múi rất sợ úng nước, nếu trồngở đất thấp, mực nước ngầm cao và không đào mương lên líp để trồngdễ đưa đến tình trạng thối rễ. Mặt khác, Chanhcũng cần có yêu cầu về chất lượng nước tưới, lượng muối NaCl tối đa 3g/lít nước và không được kéo dài hơn hai tháng.
Đất đai: Đất phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0,6m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m.
III. GIỐNG CHANH:
Tạm phân thành:
Nhóm con tép màu xanh nhạt: (Citrus aurantifolia).
Đặc điểm chung: Tán câydày đặc, cành có gai (khó chăm sóc). Năng suất cao, lá hình elip. Trái đa số hình cầu (trừ chanhcôn hình elip), vỏ mỏng, bóng và láng. Con tép nhỏ, màu xanh nhạt, nhiều nước, mùi vị rất chua và thơm, khá nhiều hạt. Bước đầu ghi nhận có 5 giống/dòng chanhtrong đó có 2 giống phổ biến:
· Chanhchùm: Trái mọc thành chùm (có 3-5 trái), vỏ mỏng (1,5mm), nước nhiều (>45%), vị rất chua. Hiện nay, giống này đang được trồngphổ biến (Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang).
· Chanhlá xoắn: trái khá giống Chanhchùm nhưng dạng trái hơi dẹp hơn và có chóp lá xoắn (Bến Tre).
Nhóm con tép màu vàng: (Cirus spp)
Chanhtàu: Câyít gai, tán dày đặc. Trái hình cầu, to, vỏ trái xanh đậm và hơi sần hơn Chanhchùm, con tép vàng nhạt, to, nhiều nước (>45%). Hiện nay, giống này cũng được trồngkhá nhiều do ưu điểm câyít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán ép bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanhchùm dù phẩm chất kém hơn. Bước đầu ghi nhận có 2 dòng, khác nhau về màu sắc bông và đặc tính ra hoa, đậu trái:
· Chanhtàu bông tím đậm (Citrus spp): hoa thường ra chùm (2-9 hoa) và có nụ màu tím đậm, trái chùm (3-7 trái) (Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng tháp).
· Chanhtàu bông tím lợt (Citrus limon): hoa ra thường rời (1-5 hoa) và có nụ màu tím lợt hơn, trái rời 2-3 trái/chùm (cần Thơ).
Gần đây, Việt Nam có du nhập từ Mỹ về một giống Chanhkhông hạt:
Chanhkhông hạt (Persian lime): câykhông gai, sinh trưởng tốt trong điều kiện Việt nam, hoa ra thành chùm, cánh hoa có màu trắng, dạng trái hơi dài và có núm ở đáy trái, vị chua và thơm.
- Trồngcâyche mát: Vườn cần trồngcâyđể che mát cho câyChanhđồng thời tăng hệ số sử dụng đất (Câynhãn, mận, cóc …thường được trồngnhất).
- Khoảng cách trồngo trồngxen nên mật độ câyrất biến động, trong khoảng 40-100 cây/công(1.000m2), trung bình là 70 cây/công.Khoảng cách trồngcủa Chanhlà (4m x 4m) hoặc (5m x 5m). Khoảng cách này thay đổi tuỳ thuộc có trồngxen hay không. Riêng vùng Miền Đông không bị ảnh hường của tầng phèn cũng như lũ lụt nên khoảng cách trồngcó thể rộng hơn miền Tây.