Theo thống kê về việc kiểm tra toàn diện xác định được nguyên nhân gây ra vô sinh, thông thường các vấn đề cần được giới thiệu nằm trong tám lĩnh vực sau đây:

1. Tình trạng hôn nhân: Như khi nào kết hôn, sau hôn nhân có áp dụng biện pháp tránh thai hay không (phương pháp sử dụng và thời gian).
2. Tình trạng mang thai trong quá khứ: Có xảy ra tình trạng sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu hay không.
3. Tình trạng kinh nguyệt: Độ tuổi có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, kéo dài bao nhiêu ngày trong một chu kỳ, lượng máu kinh nguyệt ít hay nhiều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu, khi rụng trứng có các triệu chứng gì, chẳng hạn như âm đạo bị ẩm ướt, khí hư tăng nhiều v.v...
4. Trong quá khứ có bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm hay không: Như bệnh sán máng, bệnh nội tiết tố, suy dinh dưỡng, v.v… trong quá khứ đã từng thực hiện cuộc phẫu thuật nào không (nhất là phẫu thuật viêm ruột thừa, tắc ruột, thai ngoài tử cung v.v…) tình trạng khi phẫu thuật như thế nào.
5. Tình trạng quan hệ tình dục: Hàng tuần quan hệ bao nhiêu lần và các mối liên quan đến thời gian và rụng trứng, có bị rối loạn chức năng tình dục hay không.
6. Nghề nghiệp và sở thích: Trong nghề nghiệp có tiếp xúc với các chất độc hại, phóng xạ hay không, từng dùng qua thứ thuốc gì, có thói quen nghiện rượu và hút thuốc hay không v.v...
7. Trong gia đình có bệnh xã hội di truyền bẩm sinh hay không: khả năng sinh sản của cha mẹ, anh chị em.
8. Đã làm những kiểm tra và điều trị bệnh gì? Khi nào? Ở đâu? Càng chi tiết càng tốt. Như vậy có thể tránh sự trùng lặp trong quá khứ đã thực hiện việc kiểm tra và dieu tri vo sinh , cũng không phải lặp lại các loại thuốc cho hiệu quả không cao, để tránh lãng phí nguồn nhân lực và vật chất, thời gian.