Trĩ ngoại là hiện tượng căng và sưng phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp vùng hậu môn, hiện tượng này được hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm hay do tụ máu. Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nào hiệu quả nhất.

TRĨ NGOẠI LÀ GÌ
Trĩ ngoại là hiện tượng căng và sưng phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp vùng hậu môn, hiện tượng này được hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm hay do tụ máu.


Theo số liệu thống kê cho thấy có đến 60% người mắc bệnh trĩ ngoại ở các mức độ khác nhau. Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra cảm giác khó chịu, không thoải, vướng víu, ngứa ngáy…ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Việc chủ quan không điều trị hoặc không điều trị bệnh trĩ ngoại dứt điểm còn có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, ung thư trực tràng…

TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ NGOẠI
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại là hiện tượng chảy máu trong khi đi đại tiện (khi mới mắc bệnh, máu chảy ra ít và khá kín đáo. Nếu người bệnh không chú ý thì sẽ rất khó phát hiện được máu dính trên giấy vệ sinh hoặc bám theo phân ra ngoài. Thời gian sau, máu chảy nhiều hơn, thậm chí những trường hợp nặng máu có thể chảy thành tia hoặc ngồi xổm là máu lại chảy gây mất máu, thiếu máu); búi trĩ hình thành và ngày càng phát triển hơn dẫn đến hiện tượng sa búi trĩ (Búi trĩ hình thành ở ngoài rìa hậu môn với kích thước rất nhỏ. Về sau, búi trĩ ngày càng phát triển với kích thước lớn gây vướng víu, khó chịu); ngoài ra người bệnh còn kèm theo cảm giác đau, ngứa và rát hậu môn…

Tùy vào mỗi giai đoạn mà bệnh có những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Cụ thể triệu chứng bệnh trĩ ngoại đựơc chia làm 4 giai đoạn:

Trĩ ngoại giai đoạn 1: Các búi trĩ thò ra ngoài viền hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác hơi cộm cộm ở hậu môn. Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn này, việc chữa trị vô cũng đơn giản.

Trĩ ngoại giai đoạn 2: Các tĩnh mạch phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các búi trĩ đã phát triển khá lớn làm tắc hậu môn, do đó khi đi đại tiện các búi trĩ sẽ bị cọ xát, gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn cho người bênh.

Trĩ ngoại giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, làm cho người bệnh bị đau rát và ngứa ngáy.

TÁC HẠI CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI
Bệnh trĩ ngoại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, nếu để bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

Viêm nhiễm hậu môn: Bệnh trĩ ngoại khiến vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào hậu môn gây ra viêm nhiễm.

Mất máu, thiếu máu: Máu chảy ra nhiều khi người bệnh đi đại tiện sẽ dẫn đến mất máu và thiếu máu trầm trọng. Người bị thiếu máu thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, thậm chí còn bị choáng ngất gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Nhiễm trùng máu: Khi búi trĩ quá lớn sẽ gây tắc mạch, máu không lưu thông được. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hoại tử hậu môn, thậm chí là nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, bệnh trĩ không được điều trị kịp thời còn dẫn đến rối loạn chức năng hậu môn, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như đời sống vợ chồng.

CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ NGOẠI
Bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Điều trị bằng phương pháp dân gian, điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh tình bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian

Những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ thì có thể chữa bệnh bằng các biện pháp dân gian từ cây diếp cá, đu đủ xanh, lá thiên lý…

Tuy nhiên, cách chữa trị này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng thì mới có hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa

Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách sử dụng các loại thuốc uống kết hợp với thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn.

Thuốc uống: Có tác dụng tăng khả năng vững bền của thành mạch, giảm sưng và phù nề, bên cạnh đó còn giảm đau, cầm máu nếu các búi trĩ bị chảy máu.

Thuốc mỡ bôi trực tiếp hoặc thuốc đặt ở hậu môn: Có tác dụng tại chỗ làm giảm đau, sát trùng, chống viêm nhiễm.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn, hướng dẫn từ người có trình độ chuyên môn.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp điều trị này thường không được khuyến khích cho bệnh trĩ ngoại, chỉ những trường hợp mắc bệnh nặng, búi trĩ đã quá lớn hoặc đã điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả.

Có nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,… Song đối với bệnh trĩ ngoại, chỉ được áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Bởi tại đây, có các cơ quan thụ cảm, gây đau đớn rất nhiều một thời gian dài sau mổ, do đó các phương pháp còn lại không được áp dụng.

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định:

Cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.

Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở.

Nếu chọn khâu đóng: Khâu đóng hai theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ. Đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.

Cắt trĩ khâu đóng

Quan niệm về phẫu thuật cắt trĩ ngày nay đã có nhiều thay đổi. Nguyên tắc bảo tồn tối đa phần da của ống hậu môn luôn được tuân thủ. Phần trĩ ngoại, có thể được để lại, dần dần sẽ bị teo khi uống thuốc khi sự thông nối với phần trĩ nội đã bị cắt đứt.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tốt nhất thì chỉ có thể là phẫu thuật cắt trĩ. Nhưng do các búi trĩ ngoại có các dây thần kinh cảm thụ nên cần lựa chọn phương pháp hiện đại để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế các cơn đau.

Cắt trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT là cách chữa bệnh trĩ ngoại được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay do ưu điểm:

An toàn: Thích hợp với nhiều đối tượng, mất máu ít, tổn thương nhỏ, không biến chứng viêm nhiễm.

Không đau: Do áp dụng tính chất xâm lấn tối thiểu nên người bệnh không gặp phải gặp những cơn đau như các biện pháp sử dụng đến dao kéo.

Nhanh chóng: Thời gian thủ thuật chỉ từ 15’ – 20’, không phải nằm viện.

Hiệu quả: Điều trị triệt để, không tái phát nếu làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng kỹ thuật HCPT sử dụng sóng cao tần nhiệt đô 70 – 80 ºC làm đông máu sau đó dùng dao điện cắt bỏ các búi trĩ ngoại. Kỹ thuật HCPT chỉ cắt bỏ tổ chức lớp dưới niêm mạc chứ không gây ảnh hưởng gì tới các vùng lân cận và cơ hậu môn.
Nguồn: http://pknamkhoahanoi.org/benh-tri-ngoai-la-gi-va-cach-chua-benh-tri-ngoai-hieu-qua/
Có thể bạn quan tâm
Bệnh trĩ nội - Cách điều trị bệnh trĩ