Khu bếp luôn là yếu tố quan trọng trong nhà ở nói chung. Khi thiết kế kiến trúc nội thất cho nhà biệt thự, một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yếu tố cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học bếp gas – chậu rửa – tủ lạnh không nên vượt quá 5m hay những thiết bị tiện ích khác thì bạn còn phải lưu ý thêm một vài tiêu chuẩn.


Một căn bếp tốt sẽ luôn cần một bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn nhanh đa năng cho 2-4 người, kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng; một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng sẽ giúp cho căn bếp của bạn luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Có nhiều dạng sơ đồ bố trí một khu bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L hay dạng song song…

Bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. Nên bố trí hệ chậu rửa gần cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên. Bạn nên tư vấn thiết kế khu bếp sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển của người nội trợ trong bếp.


Phòng gia đình gắn liền khu phòng ăn chính và khu bếp có lẽ vẫn còn khá “xa xỉ” trong nhà ở hiện nay. Thực chất, phòng gia đình thường được sử dụng nhiều trước và sau bữa ăn. Đây là nơi tụ họp các thành viên trong gia đình khi ở nhà, là nơi giúp mọi người trò chuyện và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Trong các ngày thường thì phòng gia đình chỉ được sử dụng nhiều vào buổi tối nên không cần thiết phải có một phòng gia đình quá lớn, chỉ thường từ 20 đến 25m2.

Khu vệ sinh chung chỉ nên tư vấn kiến trúc nội thất ở các khu công cộng như gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng bởi trong nhà ở biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi phòng ngủ là rất quan trọng (thường mỗi phòng đã có vệ sinh riêng rồi).


Thi công xây dựng các phòng vệ sinh chung không cần rộng và không cần có phòng tắm, có diện tích chừng 3-5 m2. Nếu bạn cần một khu tắm đặc biệt cho cả gia đình (xông hơi, xông khô và bồn sục) bạn nên tổ chức thành một khu riêng biệt cho gia đình, nên bố trí ở tầng trên cùng hoặc trong vườn nếu có thể.