Theo chia sẻ của các thầy cô giáo thì để có thể ôn tập tốt được kiến thức môn Địa Lí và Môn GDCD thì việc các em cần phải làm đó chính là tự chia nhỏ kiến thức ra để ôn tập.

Địa Lí và GDCD là 2 môn thi trong tổ hợp môn KHXH, nếu như đăng kí chọn tổ hợp các môn KHXH để thi trong kì thi THPT quốc gia năm 2018 thì 2 môn này chính là những môn mà bắt buộc các em cần phải vượt qua.

Để có thể làm tốt bài thi môn địa lý, thì theo Thầy Trần Thanh Bình – Giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác ôn thi của trường Cao Đẳng Dược Hà Nội cho rằng khi ôn tập kiến thức môn Địa Lí, các em học sinh bắt buộc phải nắm bắt được toàn bộ chương trình cần phải ôn tập, vì là môn thi trắc nghiệm nên các em không thể học tủ như thi tự luận được vì bất cứ một kiến thức nhỏ nào cũng có thể là chủ đề của bài thi năm nay.

Các em học sinh cần phải chú ý một số điểm sau: Sau mỗi bài học, nên trả lời các câu hỏi nhỏ, lưu ý các chi tiết chính yếu, ví dụ: Vùng núi Đông Bắc có hướng gì? Hai quần đảo xa bờ của nước ta là… Nên lập sơ đồ tư duy cho từng bài, từng chương, với những nét chính yếu trước để ôn tập cho dễ. Cần phải quan tâm đến các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý như khí hậu có ảnh hưởng gì đến địa hình, đến sông ngòi, sinh vật…; vị trí địa lí đó có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế cũng như về tình hình an ninh quốc phòng…

Với môn Địa Lí thì các em cần phải học từng phần và học đều tất cả các kiến thức, tránh việc học dồn dập không những không có hiệu quả mà còn khiến cho các em cảm thấy mệt mỏi. Nên ôn tập lại kiến thức ngay bài vừa học trên lớp chừng 5 - 10 phút vào buổi tối. Cùng với đó, các em cũng có thể kết hợp học trên Atlat, học trên sách giáo khoa, chú ý về biểu đồ, địa danh có trên bản đồ.



Để có thể làm tốt bài thi môn GDCD thì các em học sinh cần phải bổ sung thêm kiến thức thực tế nhiều hơn, cần phải có suy nghĩ thấu đáo và thận trọng trước khi chọn đáp án cuối cùng cho những tình huống.

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng nên tham gia giải quyết tình huống trong giờ học để có thêm kinh nghiệm sống và làm việc theo pháp luật. Nên tham khảo thêm kiến thức từ sách báo, tư liệu về pháp luật, nếu có vướng mắc thì nhờ có thể nhờ thầy cô giải đáp. Cần phải có một quyển sổ ghi chép những điều tai nghe, mắt thấy, những điều rút ra trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến pháp luật, những lời dặn, lưu ý của giáo viên để xem lại khi có thời gian nhằm tăng vốn hiểu biết và làm tốt bài thi.

Một điều cuối cùng mà các em cần phải ghi nhớ đó là khi ôn tập các em nên phân bố kiến thức theo các chủ đề như sau: một số vấn đề cơ bản của pháp luật; pháp luật và quyền bình đẳng của công dân; pháp luật với các quyền tự do, dân chủ của công dân; pháp luật với sự phát triển của công dân và đất nước.


Nguồn: http://caodangduochanoi.vn/