Đầu tư cho con người, nhằm nâng cao chất lượng của từng cá nhân, tạo ra khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả xã hội,từ đó nâng cao năng suất lao động. Garry becker người mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992, khẳng định “không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”.

Lịch sử các nền kinh tế trên thể giới cho thấy không có một nước giàu có nào đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, trước khi đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông. Cách thức để thúc đẩy sản xuất đến lượt nó thúc đẩy cạnh tranh, là phải tăng hiệu quả giáo dục.
Các nước và các lãnh thổ công nghiệp hóa mới thành công nhất như Hàn Quốc, Singarpor, Hồng kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong những thập kỷ 70 và 80 thường đạt mức độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh. Mặc dù vậy, các nghiên cứu cũng cho thấy thành công của Nhật bản và Hàn Quốc trong kinh tế không chỉ do phần đông dân cư có học vấn cao mà do các chính sách kinh tế, trình độ quản lý hiện đại của họ, một phần lớn là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại sao nguồn nhân lực lại có tác dụng lớn đến như vậy?
Bởi lẽ nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong nhưng nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người.
– Con người là động lực của sự phát triển .
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người ) Vật lực (Nguồn lực vật chất, công cụ lao động đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên ), Tài lực (nguồn lực về tài chính tiền tệ ) … song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực của sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.
Từ xa xưa cong người bằng động lực lao động và nguồn lực do chính bản thân mình tao ra , để sản xuất ra sản phẩm thõa mãn nhu cầu của bản thân mình. Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng cao, hợp tác ngày càng chặt chẽ, tạo cơ hội để chuyển dần hoạt động của con người do máy móc thiết bị thực hiện (các động cơ phát lực ), làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ.
Nhưng ngay cả khi đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ :
+ Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị đó, điều đó thể hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người.
+Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người (tức là tác động của con người )thì chúng chỉ là vật chất. Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động.
Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể các năng lực (cơ năng và trí năng ) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực của con người.
– Con người là mục tiêu của sự phát triển .
Phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Nói khác đi, con ngườilà lực lượng tiếu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, và như vậy nó thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
Mặc dù sự phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người tác động mạnh mẽ tới sản xuất , định hướng phát triển của sản xuất thông quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một hàng hoá nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết sản xuất ra hàng hoá đó và ngược lại.
Nhu cầu của con người vô cùng phong phú và đa dạng và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần. Về số lượng và chủng loại hàng hoá càng ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.
– Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội.
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên, biến thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người.
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm mới chở thành con người ngày nay và trong quá trình đó, mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự thiên nhiên, tăng thêm động lực cho sụ phát triển kinh tế xã hội.
Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của nghệ của nước đó. Trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Đã có nhiều bài học thất bại khi một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn yếu.
Sự yếu thể hiện ở thiếu chuyên gia giỏi về khoa học công ghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân làng nghề và đó không thể ứng dụng các công nghệ mới. Không có sụ lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo nguồn nhân lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc phải chịu tụt hậu so với các nước khác.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ dàn ý tiểu luận
+ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
+ phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Bài viết khác cùng Box