Điểm số này tuy không cao nhưng đủ chứng minh cho mọi người thấy rằng : Nếu thật sự quyết tâm học tiếng anh thì bất cứ ai đều có thể đạt được kết quả như mình mong muốn. Dương mở đầu câu chuyện bằng chất giọng trầm ấm, điềm tĩnh đúng chất của dân kỹ thuật. Dương chia sẻ :

Hồi đầu em đăng ký đi khóa học toeic cấp tốc ở Athena là do thằng bạn thân em giới thiệu vào đây học. Sau khi học hết 1 khóa mất gốc tại trung tâm, nó thi được 700 điểm toeic. Vậy nên em cũng mạnh dạn đặt mục tiêu này cho mình. Là sinh viên khối kỹ thuật cũng giống như bao bạn khác. Tiếng Anh đối với Dương là một môn học khó nhằn, phức tạp với các quy tắc theo Dương là “chẳng đâu vào đâu”; không logic, dễ học như mấy môn toán, hóa. Dương đã từng chứng kiến cảnh các anh khóa trên chật vật mãi mà vẫn chưa ra được trường vì môn tiếng Anh khổ sở như thế nào, không muốn mình đi vào vết xe đổ của những người đi trước, Dương đã quyết tâm học tiếng Anh , học Toeic để có thể “ngon lành” ra trường và xin được 1 công việc tốt.

Nghĩ lại quãng thời gian học Toeic ở Athena em thấy hơi rùng mình j))). Vì học hành ở đây vất vả và áp lực kinh khủng. Bài tập cô giao trên lớp nhiều vô đối. Mỗi ngày nó ngốn mất ít nhất 3-4 tiếng của em.

Về kinh nghiệm học Toeic, mình có 1 số lời khuyên với các bạn như thế này. Đây là do bản thân mình tự đúc kết nếu có gì sai sót mọi người bỏ qua cho mình nhé):

Trong toeic có 2 phần thi là nghe và đọc. Theo quan điểm cá nhân của mình thì đọc dễ hơn nghe. Chắc là do mình nghe kém nên sợ phải nghe tiếng Anh lắm. Phần đọc các bạn nên học kỹ lại ngữ pháp. Ngữ pháp khá là dễ thôi, nếu bạn tự học có thể lên mạng tìm hiểu về các chủ đề ngữ pháp hay xuất hiện trong Toeic và học thật KỸ phần này.

Trong đó các bạn phải thật lưu ý các phần kiến thức quan trọng sau đây:

Vị trí từ loại
Chia động từ
Hòa hợp chủ vị
Rút gọn mệnh đề
Câu điều kiện
Đảo ngữ
vân vân… .

Học chắc phần này không chỉ giúp bạn làm tốt part 5, 6 mà còn giúp bạn biết cách phân tích câu để tìm ra được đáp án chính xác trong part 7. Nếu bạn đi học ở trung tâm, cô Vân Anh sẽ dậy kỹ lại về các kiến thức này.

Từ vựng:

Từ vựng mình học ngay trong các bài test, các chủ đề ngữ pháp trên lớp và chịu khó đọc thêm BBC và CNN (chuyên mục kinh tế thôi nha, chứ đọc các mục khác không có nhiều thời gian với lại không đúng trọng tâm thi nên mình học không học). Do BBC và CNN là 2 tờ báo phổ thông nên văn phong không quá khó hiểu, mình đọc chỉ để hiểu qua nghĩa và học từ vựng. Rất nhiều cấu trúc, cụm từ hay mình học được từ những bài báo này. Bạn hãy thử mỗi ngày dành ra 20 phút đọc 1 mẩu tin ngắn thử xem, rồi sẽ có lúc bạn bất ngờ vì gặp lại ngay những cụm từ này trong part 5 đấy.

Nghe:
Nghe là phần mình nhiều cảm xúc nhất vì đây là phần mình học vật vã nhất. Từ 1 đứa khối A suốt ngày chỉ cắm đầu vào học và làm đồ án trên trường như mình, chả bao giờ nghe tiếng Anh mà bây giờ phải căng tai, hại não ngồi tập trung 45 phút để làm hết 1 test thật là kinh khủng. Chính vì vậy mà lúc đầu mình bị tâm lý với phần này. Học ngữ pháp thì tập trung được, học ngon lành mà cứ đến lúc học nghe là buồn ngủ díu hết mắt, không thể nào tập trung học được. Đã thế trong lúc nghe suốt ngày nhìn đồng hồ để đếm giờ xem ngồi nghe được bao nhiêu phút rồi =))))

Đối với những bạn mới học nghe toeic, các bạn nên học theo kiểu cuốn chiếu trước. Đó là học nghe hết part 1,2 rồi đến part 3 và 4. Mình học nghe theo cách này. Mỗi ngày mình thường dành 3 tiếng để học nghe. Ví dụ thứ 2&3 mình học nghe part 1, thứ 4&5 học part 2, thứ 6&7 học part 3 và dành 5 tiếng chủ nhật để học part 4. Mình luyện theo phương pháp này khoảng 1 tháng. Rồi sau đó mình tập trung ôn cả 4 phần và làm bài full test.