Trong điều trị thừa cân, béo phì, ăn kiêng là biện pháp bắt buộc. Mặc dù phương pháp ăn kiêng nào cũng dựa vào nguyên lý cơ bản là giảm tổng năng lượng đưa vào cơ thể, tuy nhiên cũng có một số chế độ ăn kiêng không hợp lý làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người giảm cân mà đôi khi lại không có hiệu quả.

Trong điều trị thừa cân, béo phì, ăn kiêng là biện pháp bắt buộc. Mặc dù phương pháp ăn kiêng nào cũng dựa vào nguyên lý cơ bản là giảm tổng năng lượng đưa vào cơ thể, tuy nhiên cũng có một số chế độ ăn kiêng không hợp lý làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người giảm cân mà đôi khi lại không có hiệu quả.

Một số chế độ ăn kiêng nóng vội đã cắt giảm quá mức năng lượng cung cấp hằng ngày cho cơ thể, gây tình trạng mệt mỏi, cảm thấy chán nản, thậm chí không thể đi đứng mà chỉ có thể nằm dài trên giường.

Một số thực đơn giảm cân có mức năng lượng tương đối phù hợp nhưng lại phân bố không cân đối, làm cho người ăn kiêng bị thiếu dinh dưỡng, như thiếu đạm, thiếu vitamin và khoáng chất.

Thiếu năng lượng thì thấy tác hại ngay lập tức, nhưng tình trạng thiếu vi chất đôi khi rất mơ hồ, khó biết, như thiếu máu gây xanh xao nhẹ, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh, da khô, lở miệng, lưỡi, ăn khó tiêu, cơ nhão, mệt mỏi, đau nhức lưng...

Đặc biệt ở những người ăn kiêng giữ dáng hoặc vì bệnh tật như tiểu đường, việc ăn kiêng thường mắc rất nhiều sai lầm và việc ăn thiếu chất kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đôi khi phải nhập viện vì suy nhược, thiếu máu, hoặc hôn mê do tăng hoặc giảm đường huyết, hạ canxi và loãng xương, gãy xương...

Giảm năng lượng là hạn chế chất bột, đường và chất béo, chất đạm vẫn cần thiết phải cung cấp đủ theo nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, trứng, đậu hũ... nên thay đổi trong từng bữa ăn với khoảng 30-50g thịt hoặc 70-90g cá, 100-150g đậu hũ cho một chén cơm. Tối ưu là sử dụng khoảng 50g thịt, 100g cá, 1 miếng đậu hũ trong một ngày.

Tính trong một tháng, một người trưởng thành cần ăn khoảng 1,5-2kg thịt, 2-3kg cá và 3-4kg đậu hũ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tăng sử dụng đạm thực vật từ tàu hũ, nấm, đậu đỗ... trong bữa ăn hằng ngày.

Các thực phẩm nhiều đường tinh như chè, sôcôla, bánh ngọt, nước ngọt, kem... cần hạn chế, chỉ nên dùng khoảng 1-2 lần mỗi tuần với lượng nhỏ. Cơm cũng là thực phẩm dễ làm tăng cân, chỉ nên ăn vừa đủ mỗi bữa, nghĩa là đừng ăn đến no.

Thực phẩm nhiều chất béo là thịt mỡ, da, óc heo, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên, xào... càng ăn ít càng tốt.

Các loại rau, củ, trái cây ít ngọt (thanh long, bưởi, củ sắn, cóc, ổi, mận, táo, lê...) cần tăng cường nhiều hơn để cung cấp nước, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin C, beta carotene, vitamin E, vitamin nhóm B, acid folic, canxi, chất sắt, magiê...

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày nên ăn khoảng 300g rau và 200g trái cây các loại. Phối hợp một, hai loại rau lá, một loại rau củ hay bí, bầu với 2-3 loại trái cây với nhiều màu sắc, nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau trong một ngày sẽ giúp bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho sức khỏe người ăn kiêng.

Nên chế biến kiểu hấp, luộc sẽ ít mất chất dinh dưỡng đồng thời hạn chế chất béo, có lợi cho người ăn kiêng. Một mẹo nhỏ rất hữu ích là khi ngồi vào bàn ăn, hãy ăn trái cây hay tô canh rau, dĩa bầu luộc trước, sau đó mới ăn cơm với thịt, cá. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, từ từ hẵng nuốt. Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sẽ tốt hơn dồn vào bữa ăn chính.
Hãy truy cập giamcan24h.org - thuộc hệ thống giam can 24h để cập nhật cho mình những các giảm cân hiệu quả nhất.