Nguyên nhân bé bị đau đầu gối có thể bị hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Việc sớm tìm ra nguyên nhân bé bị đau khớp gối giúp các bé chữa trị hiệu quả hơn, tránh đau đơn hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Ngược lại, bố mẹ chủ quan hoặc tìm sai nguyên nhân chữa bệnh có thể khiến khớp gối của bé bị đau mãn tính, teo dần và biến dạng khớp, nguy cơ tàn phế cao. Vậy nguyên nhân bé bị đau đầu gối là như thế nào và cách khắc phục hiệu quả nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp sớm.

1. Nguyên nhân bé bị đau đầu gối là do đâu?
Các chuyên gia về cơ xương khớp nhận định, nguyên nhân bé bị đau đầu gối có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc sinh lý. Cụ thể như sau:
+ Nguyên nhân về bệnh lý: Một số bệnh lý viêm khớp trẻ thường mắc phải là do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên, gai khớp gối hoặc vôi hóa khớp gối. Độ tuổi trẻ dễ mắc phải các bệnh lý này nhất là từ 2 – 16 tuổi, bé bị đau nhức, cơ thể mệt mỏi. Nếu bố mẹ không phát hiện sớm bệnh lý này trên bé, bé dễ bị đau xương, ảnh hưởng tới chiều cao và thị lực.

Nguyên nhân bé bị đau đầu gối do mắc viêm khớp
Đáng chú ý, bé mắc bệnh bạch cầu cũng gây nên các cơn đau đầu gối cấp tính hoặc mãn tính. Bé bị đau xương khớp gối, sốt cao bất thường, chán ăn. Sau 4 – 6 tuần khởi bệnh, trẻ sẽ bị đau nhức toàn thân, cơ thể xanh xao, vàng vọt.
+ Nguyên nhân về sinh lý: Một số vấn đề về sinh lý gây đau nhức thường gặp ở trẻ là:
· Chấn thương, va chạm: Lúc bé, hệ xương khớp của trẻ còn yếu, chưa phát triển hết và dễ chỉ hư hại với chỉ 1 va đập nhỏ. Các chấn thương bé thường gặp phải là trật khớp, bong gân, giãn dây chằng dẫn tới sưng đau khớp gối...
· Vận động quá mức: Bé chơi các môn thể thao như đá bóng, đá cầu, cầu lông... dẫn tới hoạt động quá mức làm khớp gối yếu dần, cơ đùi bị co kéo và tạo áp lực lớn lên xương bánh chè. Lâu dần, bé sẽ cảm thấy các cơn đau nhức xuất hiện.
· Hệ xương phát triển không đồng đều: Cơ bắp phát triển nhanh, mạnh. Ngược lại, hệ xương của bé lại chậm phát triển, còi cọc. Sự chênh lệch, mất cân bằng này khiến bé phát triển không đồng đều dẫn tới đau nhức.
Triệu chứng bé bị đau đầu gối dù nặng hay nhẹ cũng biểu hiện ở các cơn đau mỏi gối. Cơn đau có thể âm ỉ trong thời gian dài hoặc nhói lên như điện chích. Tình trạng căng cơ diễn ra, bé bị sưng tấy, phù nề vùng gối. Nếu bệnh nhẹ, các triệu chứng này có thể lành lại từ 1 – 2 tuần và không gây bất kỳ tổn thương nào tới cơ, sụn khớp.
Thế nhưng, nếu người bệnh không chữa trị kịp thời chứng bệnh này tại đỗ minh đường, cơn đau đầu gối trở nên mãn tính, bé có nguy cơ bị teo cơ, biến dạng khớp. Tình trạng đau kéo dài tới khi bé ngừng phát triển và chuyển sang giai đoạn bệnh lý viêm đau xương khớp ở trường trưởng thành.
2. Cần làm gì để giảm đau và phòng ngừa khi bé hay bị đau đầu gối?
Giảm đau đầu gối ở bé có thể sử dụng 1 vài mẹo nhỏ như chườm đá, đắp ngải cứu...Khi cơn đau nặng hơn, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, viêm đau khớp gối là bệnh lý khó chữa, dễ tái phát, bố mẹ cần kết hợp điều trị song song với phòng bệnh tái phát.

Bé giảm đau đầu gối bằng cách chườm đá
Dưới đây là 5 cách phòng bệnh đau đầu gối ở bé đơn giản, hiệu quả:
· Bổ sung canxi, vitamin D, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho bé.
· Hướng dẫn trẻ ngủ, nghỉ đúng giấc, tránh hoạt động quá mạnh.
· Tập cho trẻ chơi các môn thể thao lành mạnh, vừa sức.
· Nên cho bé đeo đai bảo vệ gối khi chơi thể thao.
· Lựa chọn giày cho bé là loại tốt, nên thay giày nếu thường xuyên chạy nhảy từ 6 - 9 tháng/lần.
Nguyên nhân bé bị đau đầu gối cần được phát hiện sớm để chữa trị kịp thời. Việc điều trị dứt điểm và đúng cách có thể giúp bé lành bệnh thành công đến 80 – 90%. Ngay khi bé có các dấu hiệu viêm đau khớp gối bất thường, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa về cơ xương khớp để điều trị các bệnh lý nguy hiểm khác https://khambenh.org/danh-muc/

Vinh Minh (T/h)