Nhiều năm gần đây, thuật ngữ cho “cần câu” thay vì “cho cá” hay được nhắc đến khi nói về vấn đề giúp người nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống. Vấn đề là thế nào là chất lượng cuộc sống trong tình hình mới, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học 4.0 đang hiện hữu.



Giảm nghèo luôn là nỗ lực của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Giảm nghèo cần có cách tiếp cận mới, từ nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều. Khái niệm giảm nghèo đa chiều được Liên hợp quốc đề cập chính thức trong tuyên bố vào tháng 6 năm 2008. Theo đó, nghèo được đo lường không chỉ bằng nhóm tiêu chí thu nhập mà bằng cả nhóm tiêu chí “phi thu nhập” bao gồm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và thông tin. Cho đến nay, đã có trên 32 nước tiếp cận phương pháp nghèo đa chiều thay cho phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều. Có thể nói, phương pháp tiếp cận giảm nghèo đa chiều là cuộc đổi thay lớn trong quan điểm về công tác giảm nghèo. Tag: may thoi khi

Theo đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Tháng 9 năm 2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Việt Nam cam kết xóa bỏ tình trạng nghèo dưới mọi hình thức, không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau. Để thực hiện cam kết trước cộng đồng quốc tế, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đổi mới phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều.

Thực tế cho thấy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), nhiều văn kiện, nghị quyết, kết luận của Trung ương đã chỉ rõ chủ trương, đường lối về giảm nghèo bền vững theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó chú trọng các trụ cột cơ bản như thu nhập và các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin, nhà ở...

Để giảm nghèo bền vững, trước hết, cần ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Để có nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, cần đa dạng hóa các nguồn lực theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế, kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn; cùng với đó có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Tag: thuốc thuỷ sản

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân. Dành nguồn lực thích đáng cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, để những vùng còn kém phát triển, nhất là các vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng có bước tiến nhanh hơn, dần dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, coi đây là một trọng tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ và vừa, các công trình kè bờ sông biên giới, cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, bưu chính - viễn thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, vay vốn tín dụng, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo. Đẩy mạnh công tác giúp người nghèo vốn tín dụng, tập huấn kỹ năng sản xuất, thành lập các quỹ xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Mở rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân.

Ưu tiên giáo dục và đào tạo, bảo đảm giáo dục tối thiểu. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất - kỹ thuật các cấp học. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để học. Mở rộng và tăng cường các chế độ hỗ trợ, nhất là đối với thanh niên, thiếu niên thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn để bảo đảm phổ cập giáo dục bền vững. Tag: dinh dưỡng cho tôm

Ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo đảm y tế tối thiểu. Tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo.

Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Cải thiện cơ bản tình trạng sử dụng nước sinh hoạt của dân cư, đặc biệt là dân cư nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, vùng núi cao thiếu nước.

Để bảo đảm việc tiếp cận thông tin tối thiểu, các phương tiện thông tin truyền thông cần tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình; tăng cường thông tin truyền thông đến người dân nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo…

Nguồn: cpv.org.vn/cung-ban-luan/-cau-ca-khong-chi-la-ca-488274.html