Trong quy trình thực hiện giao dịch mua bán bất động sản, khâu đặt cọc là một trong những bước quan trọng khi mua nhà đất. Đặt cọc mua nhà sẽ quyết định tới sự thành công hay thất bại của các giao dịch này. Thực tế hiện nay, nhiều người khi thực hiện giao dịch chỉ quan tâm tới các điều khoản trong hợp đồng mà bỏ qua vấn đề đặt cọc dẫn tới tình trạng không mua được nhà mà vẫn mất tiền đặt cọc…
Xem thêm: Phương pháp sử dụng phần mềm đăng tin bđs hiệu quả tại http://bit.ly/2J3f66r
Chủ quan khi đặt cọc mua nhà
Thủ tục đặt cọc mua nhà là giai đoạn cơ bản trong quy định của Luật dân sự trong mua bán nhà đất. Theo đó, bên mua bất động sản sẽ phải đặt cọc cho bên bán nhằm đảm bảo và có sự ràng buộc trước khi ký kết hợp đồng mua bán. Nếu bên mua không ký kết hoặc không thực hiện thì sẽ mất số tiền đặt cọc đó. Ngược lại nếu bên bán không thực hiện đúng theo thỏa thuận sẽ phải trả tiền đặt cọc và số tiền phạt khi hủy hợp đồng (tiền đền cọc).

Không nên chủ quan trong khâu đặt cọc mua nhà
Hiện nay, rất nhiều người do chủ quan hoặc thiếu am hiểu về luật đặt cọc này dẫn tới nhiều vấn đề rắc rối phát sinh.
Đơn cử như trường hợp chị H một người mua nhà cho biết, cách đây vài tuần trước gia đình chị có nhu cầu mua nhà tại quận 2. Sau khi lựa chọn được căn nhà phù hợp, gia đình chị đã tiến hành đặt cọc để người bán không đổi ý. Tuy nhiên vì chủ quan nghĩ rằng căn nhà này do người quen giới thiệu nên chị H không ghi rõ cụ thể thời gian, ngày nhận mà chỉ ghi chung chung trong hợp đồng là bên bán sẽ giao nhà cho bên mua trong vòng 1 tuần. Vì sự chủ quan này, nên đến ngày nhận nhà bên bán nhà bảo chưa dọn được đồ và cố tình kéo dài thời gian giao nhà khiến chị H phải đi thuê nhà chờ ngày dọn tới.
Trường hợp khác cũng liên quan tới vấn đề chủ quan khi đặt cọc mua nhà, gia đình chị N ở quận 9 cho biết. Ngôi nhà chị đang ở hiện tại trước đó cũng gặp nhiều rắc rối trong vấn đề đặt cọc. Do chưa có kinh nghiệm mua nhà nên khi đặt cọc mua nhà bên bán nhà đã đưa ra mức điều kiện khó đáp ứng như số tiền đặt cọc cao, thời gian giao tiền gấp,… Bên cạnh đó, do chủ quan chị N chỉ đưa ra điều kiện đối với bên mua khi hủy hợp đồng và không đưa điều kiện ngược lại, vì thế do sợ mất tiền đặt cọc nên chị N buộc phải làm theo điều kiện bên bán đưa ra.
Các luật sư cho biết về vấn đề đặt cọc có vai trò quan trọng hơn cả trong hợp đồng mua bán bất động sản bởi những thỏa thuận hay điều khoản đều bị ràng buộc bởi số tiền đặt cich này. Vì thế người mua nếu không muốn gặp rủi ro hay bất lợi khi thực hiện mua bán bất động sản cần thận trọng trong suốt quá trình xác lập giao dịch.

Đặt cọc mua nhà không nên cọc quá 20% giá trị căn nhà
Đặt cọc mua nhà không nên cọc quá 20% giá trị căn nhà
Không có điều luật quy định phải cọc bao nhiêu % giá trị bất động sản, tuy nhiên theo kinh nghiệm của giới mua bán nhà đất lâu năm cho biết bạn chỉ nên đặt cọc không quá 20% giá trị đối với hoàn cảnh bình thường. Khi đặt cọc càng nhiều thì sẽ càng gặp nhiều rủi ro trong các giao dịch.
Trên thực tế hiện nay không ít trường hợp người mua đã đặt cọc song bên bán đưa ra nhiều điều kiện vô lý gây khó khăn cho người mua dẫn tới nhiều trường hợp mất tiền đặt cọc.
Để hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra khi đặt cọc mua nhà nên lập thành văn bản có người làm chứng, nội dung cần cẩn trọng trong từng câu, chữ.
Có 2 trường hợp sử dụng tiền đặt cọc: đặt cọc để ký hợp đồng và đặt cọc để thực hiện hợp đồng. Thông thường các bên chỉ đưa ra các vấn đề cơ bản trong hợp đồng như giá, hình thức thanh toán hay ngày nào ra công chứng,… tuy nhiên mẫu hợp đồng nội dung chưa có nên bên bán vẫn có thể lấy các lý do nào đó để không thực hiện cho tới khi phát sinh các tranh chấp. Người mua nhà cũng cần chú ý tới vấn đề tiền đặt cọc hoàn toàn khác so với tiền thanh toán để tránh trường hợp bên bán đánh đồng gây bất lợi cho bên mua.
Nguồn: http://tapchidiaoc.org/dat-coc-mua-n...-mat-tien-oan/
Bài viết khác cùng Box