Người ta nói muốn sống tốt ổn định thì phải có một cái nghề nào đó, kể cả đi với các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng phải chọn ngành nghề sao cho phù hợp với bản thân mình đồng thời dễ dàng trúng tuyển

Những ngành nghề chính hiện nay để đi Nhật Bản đó là:
Cơ khí
Điện tử
Xây dựng
Chế biến thực phẩm
Nông nghiệp
Dệt may
Và các ngành nghề khác

Trong nhóm ngành nghề trên không có ngành nghề nào quá khó nhưng cũng không có ngành nghề nào quá dễ để trúng tuyển.

Nhật bản nổi tiếng là một thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng của lao động. Nhưng vì gần dây Nhật Bản đang thiếu hụt lao động nên những điều kiện đã được nới lỏng, tạo điều kiện cho nhiều lao động hơn. Đặc biệt là ngành xây dựng vì Nhật Bản phải chuẩn bị cho thế vận hội năm 2020 nên phải xây thêm và tu sửa nhiều công trình.

Để có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp, dễ trúng tuyển nhất, các lao động nên xác định rõ điều kiện, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân,…

2. Những lao động đã có tay nghề sẵn
Đối với những lao động đã có tay nghề sẵn trong một ngành nghề nào đó thì nên chọn ngành nghề này để đi XKLĐ Nhật Bản
Thường thì những công việc yêu cầu tay nghề thường thuộc các ngành:
- Cơ khí: Hàn ( Hàn hồ quang, Hàn tig, Hàn Mig, Hàn Mag, 3G, 6G..), Tiện, Phay, Bào, Sơn cơ khí,...

- May mặc: Sử dụng máy 1 kim, 2 kim, Kansai…

- Xây dựng: Lái máy xúc, xe lu, cần cẩu, cốt thép, giàn giáo, mộc xây dựng,...
Lợi thế của những lao động có sẵn tay nghề:

- Đã có kinh nghiệm nên dễ trúng tuyển
- Được các doanh nghiệp tuyển dụng Nhật Bản ưu ái hơn
- Những ngành nghề yêu cầu tay nghề thì thu nhập cũng cao hơn.

3. Đối với những lao động chưa có tay nghề
- Tuổi tác là một trong những yếu tố khá quan trọng khi bạn lựa chọn ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản:
+ Từ 18 đến 26 tuổi, lao động nên lựa chọn ngành: lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, đóng gói, gia công, lắp ráp linh kiện điện tử…
+ Từ 27 đến 34 tuổi, các ứng viên nên lựa chọn ngành: nông nghiệp, xây dựng...
Lưu ý: Những công việc xây dựng sau có thể chấp nhận không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần có sức khỏe tốt: giàn giáo, cốt thép, xây trát,...

- Bên cạnh đó thì các yếu tố về tính cách, sức khoẻ, ngoại hình,…cũng rất quan trọng để xác định xem ngành nghề nào phù hợp với bạn nhất.

Tóm lại, các lao động nên lựa chọn các ngành nghề phù hợp với các điều kiện cảu bản thân, không nên quá gượng ép làm những việc mình không thích, không có kinh nghiệm và như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng trúng tuyển hơn.

Xem thêm: điều kiện đi xuất khẩu lao động nhật bản
Tìm hiểu Chi phí đi xuất khẩu lao động các bạn liên hệ 1900 1582