1/ Tự về thương mại là gì?
Tự vệ thương mại là hành động của chính phủ các nước nhập khẩu dưới hình thức tăng mức thuế hiện hành, áp dụng hạn ngạch, các khoản phụ thu hay các biện pháp thích hợp khác, áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp những hàng hoá này được nhập khẩu một cách quá mức, gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa.
“Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành công nghiệp trong nước. Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu như: lượng hàng hoá nhập khẩu tăng tuyệt đối cũng như tương đối, mức độ tăng thị phần nhập khẩu của thị trường trong nước, hay sự giảm sút về doanh số, số lượng, hiệu suất, hệ số sử dụng, công suất, lợi nhuận, lỗ lãi và việc làm của ngành sản xuất nội địa.
“Ngành công nghiệp trong nước” không chỉ giới hạn ở những hãng sản xuất những mặt hàng giống hệt nhau mà còn mở rộng đối với những mặt hàng tương tự, những hàng hoá có thể thay thế hàng hoá nhập khẩu, cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.

Khái niệm tự về thương mại là gì?
2/ Điều kiện chung áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
WTO trong các văn bản của mình đã đề ra những điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại mà theo đó, 1 quốc gia chỉ được quyền áp dụng biện pháp này nếu xét thấy đã hội tụ đủ các điều kiện sau:
a/ Phải có sự gia tăng đột biến về lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa
Sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu dẫn đến áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại được xác định dựa vào 1 số tiêu chí cụ thể : đó là sự gia tăng một cách một cách tương đối hay tuyệt đối về sản lượng số lượng hay giá trị của loại hàng hoá đó so với số lượng, khối lượng hay giá trị của hàng hóa tương tự hay hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
Mục 1 (a) điều XIX hiệp định GATT 1994 đưa ra khái niệm “sự thay đổi không lường trước – unforeseen development” theo đó sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu phải không lường trước được, nghĩa là sự biến đổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và không có gì để khẳng định rằng các nhà đàm phán, những người đã đưa ra nhượng bộ thuế quan, có thể hay lẽ ra phải dự đoán được sự biến đổi đó.
Thực tiễn xét xử các vụ kiện liên quan đến tự vệ thương mại cho thấy sự gia tăng nhập khẩu để dẫn đến quyền áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại phải đáp ứng được các tiêu chí cả về định lượng cũng như định tính. Sự gia tăng này phải vừa mới diễn ra, phải mang tính bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn và phải gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.
b/ Việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu đó phải gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa
Việc xác định tổn hại dựa trên kết quả điều tra theo đó cơ quan chức năng đánh giá những yếu tố kinh tế có liên quan đến tình hình sản xuất của ngành này gồm:
– Tốc độ và sản lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm liên quan một cách tuyệt đối hay tương đối
– Lượng gia tăng nhập khẩu lấy đi bao nhiêu%thị phần trong nước.
– Sự giảm sút thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỷ suất đầu tư..
– Tác động đến thị trường lao động.
Việc điều tra sẽ do 1 cơ quan chuyên trách ở mỗi quốc gia đảm nhiệm.Tuy nhiên, nếu như xét thấy bất kì 1 sự trì hoãn nào có thể làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn và khó phục hồi, các quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời mà chỉ dựa vào những dấu hiệu ban đầu cho thấy có thiệt hại nghiêm trọng bắt nguồn từ gia tăng nhập khẩu, không cần đợi kết quả điều tra. Biện pháp này chỉ kéo dài tối đa 200 ngày và được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất.
Khoảng thời gian áp tự vệ tạm thời cũng sẽ được tính vào tổng thời gian áp dụng tự vệ thương mại. Nếu sau này kết quả cho thấy không đủ điều kiện áp dụng tự vệ thương mại thì các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau ngay lập tức khoản thuế gia tăng đã thu được.
Xem thêm: viet luan van tieng anh, viết luận văn thuê ở tphcm, dịch vụ chạy spss