Tình trạng ô nhiễm nguồn nước vượt khỏi khả năng kiểm soát do các hoạt động sản xuất, khai thác, kinh doanh, dịch vụ đang đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh và hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm nước. Với nhiều hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn, hoặc đã cũ không có khả năng đáp ứng được với yêu cầu xử lý thực tế. Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng phối hợp với các tổ chức quốc tế có đánh giá tổng thể tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm nguy cơ và kiểm soát tình trạng ô nhiễm.


>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm kênh rạch tại tp Hồ Chí Minh

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nước đang ở mức đáng báo động đỏ. Chúng ta dường như đã quen thuộc với hình ảnh những con sông chứa đầy rác thải, mặt hồ đen kịt đầy rong rêu, cống rãnh bốc mùi hôi thối. Một ví dụ sinh động, gần gũi nhất đó là hình ảnh con sông Tô Lịch ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Ở đô thị, khu dân cư tập trung: nước thải sinh hoạt của người dân các cửa hàng kinh doanh buôn bán, nhà hàng, khách sạn được xả thẳng vào môi trường tự nhiên. Nước ở ao hồ, kênh mương xung quanh khu vực này có màu đen, bốc mùi, ruồi nhặng, muỗi phát triển.


Ở các khu sản xuất công nghiệp: Nước thải công nghiệp đổ ra môi trường rất lớn. Nước thải khu vực này vẫn bị biến đổi màu, có váng nổi lên, có mùi lạ, chứa nhiều chất thải rắn, khí thải độc hại, kim loại nặng mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Khu canh tác nông nghiệp: Hầu hết rác thải sinh hoạt; chất thải chăn nuôi; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… vẫn được xả trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Theo thời gian chất thải này ngấm và gây nhiễm độc nguồn nước ngầm, phá hủy hệ thống vi sinh vật.

Nguyên nhân dẫn tới nguồn nước bị ô nhiễm

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.


Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.

>> Xem thêm: Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn

- Luôn dùng nước đã đun sôi.

- Uống nước đun sôi mới sau 24h, bởi sau ngần ấy thời gian nước đun sôi để nguội không hề an toàn để sử dụng, nó sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.


- Để lắng và gạn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, …

Trên đây chỉ là biện pháp tạm thời vì vậy muốn có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế bạn cần mang nước đến trung tâm xét nghiệm nước hoặc mang đến trung tâm Lọc nước Wapure để được tư vấn về cách kiểm tra nguồn nước và biện pháp xử lý.