Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM định hướng sẽ phát triển các đô thị vệ tinh quanh trung tâm thành phố, mở rộng phát triển các khu công nghiệp mới tại vùng ven và các huyện lân cận như Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, từ đó chuyển dịch hướng phát triển ra vùng ven, giảm tải áp lực dân số tại trung tâm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi đây.

Nằm trong quy hoạch thành vùng đô thị trung tâm TP.HCM, nhiều tuyến dự án đường cao tốc lớn kết nối Long An với nhiều tỉnh, thành khác đã được phê duyệt hoặc hoàn tất mang đến những cơ hội lớn về phát triển kinh tế cho địa phương và khiến giá bất động sản tăng mạnh trong thời gian qua.[​IMG]

Dự kiến sau khi hoàn thành vào cuối năm 2018, tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM, kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc – quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành, rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Song song đó, Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị TP.HCM. Có thể kể đến như dự án Lotus Riverside tại vị trí Mặt tiền đường Nguyễn Trung Trực liền kề KCN Thuận Đạo 815ha hơn 100.000 công nhân và nằm ngay trung tâm trị trấn Bến lức cách UBND 500m và những tiện ích hiện hữu như: gần Chợ, Trường học, Bênh viện,..

Với quy hoạch đó, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không trong vùng song song với hệ thống đường vành đai và các tuyến cao tốc kết nối từ trung tâm thành phố tới các tuyến quốc lộ và các tỉnh, thành sẽ dần được hình thành.

Được biết, từ năm 2016 tỉnh Long An đã và đang thực hiện Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm. Đây là tiền đề cũng như động lực để tỉnh xúc tiến đầu tư, vươn lên trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam.

Chương trình có 14 danh mục công trình giao thông, đến nay, có 3 công trình hoàn thành, 7 công trình đang thi công, 4 công trình đang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để triển khai thi công trong thời gian tới.
Trước đây, trên địa bàn huyện Đức Hòa, đoạn từ Đường tỉnh (ĐT) 830 đến Quốc lộ (QL) N2 là nỗi ám ảnh của người dân lẫn doanh nghiệp (DN) khi lưu thông, chuyên chở hàng hóa. Thì nay, đoạn đường này trở thành điểm nhấn khá đẹp, đường được trải nhựa, cầu Sông Tra được xây mới rộng rãi, thông thoáng. Đoạn đường này có chiều dài hơn 500m, mặt rộng 11m, nền rộng 9m cùng cầu Sông Tra tải trọng HL93, khổ cầu 12m. Tổng mức đầu tư 84 tỉ đồng.
Tiếp nối ĐT830 đến QLN2 là ĐT823 (đoạn từ Trà Cú đến ngã tư Hậu Nghĩa), rồi đến ĐT825 (đoạn từ nút giao QLN2 đến ngã tư Hậu Nghĩa) đều trải dài màu nhựa mới. Tổng chiều dài của 2 tuyến đường này trên 9,1km với kinh phí xây dựng trên 102 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.Bên cạnh những công trình giao thông được thực hiện bằng nguồn ngân sách, nhiều dự án hạ tầng giao thông đang trong quá trình triển khai, có không ít nhà đầu tư, DN quan tâm. Điển hình như ĐT833B (đoạn từ QL1 đến sông Vàm Cỏ Đông), ở dự án thành phần 2, ĐT830B đoạn từ ĐT833B đến Hương lộ 17 dự kiến thay thế dự án ĐT833B (đoạn từ ĐT830B đến sông Vàm Cỏ Đông, chưa thi công).
Theo dự kiến, đường có điểm đầu giáp ngã ba giao giữa ĐT833B và ĐT830B, điểm cuối giao với Hương lộ 17, chiều dài 1,917km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 và chi phí giải phóng mặt bằng cho cả 2 giai đoạn dự kiến 116,5 tỉ đồng.
3 phút trước#1SửaBáo vi phạm+ QuoteTrả lời
seogirl7979
Bài viết khác cùng Box