Thị trường càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều rủi ro và điều đáng lo ngại nữa là các loại rủi ro trong Ngân hàng thương mại lại có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác.

1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng: là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.

Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để xác định dư nợ của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính toán tài sản có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phương pháp nội bộ này cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước). Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này, thì vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ được xác định chính xác hơn, và có sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khỏan cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Xem thêm: https://www.linkedin.com/pulse/dich-...y/?published=t

2. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro tổn thất xảy ra trong bảng cân đối do giá cả biến động thất thường. Rủi ro thị trường gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản đó là:

– Rủi ro lãi suất (rủi ro do lãi suất thay đổi);

– Rủi ro trạng thái vốn (rủi ro do giá chứng khoán thay đổi);

– Rủi ro tỷ giá (rủi ro do giá các loại ngoại tệ thay đổi);

– Rủi ro hàng hoá (rủi ro do giá hàng hóa thay đổi).

Tham khảo thêm:
https://plus.google.com/u/0/11827801...ts/MB1UkZVgK9R
Vốn yêu cầu đối với rủi ro thị trường: ngoài vốn tự có theo quy định của Basle I bao gồm vốn cấp 1 & vốn cấp 2, khi đánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục đích dự trữ (Phụ lục 7). Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường theo phương pháp chuẩn sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa.

Các quy định cụ thể về cách tính toán yêu cầu vốn tối thiểu đối phó với bốn loại rủi ro này theo phương pháp chuẩn được quy định chi tiết trong phần A (từ A1 đến A5) của tài liệu “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risks” do Ủy ban Basel thông qua vào tháng 11 năm 2005.

3. Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngoài không phù hợp hoặc bị hỏng; bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu.

Các ngân hàng được lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn cần thiết dự phòng rủi ro hoạt động với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm:

Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach),
Phương pháp chuẩn (TSA – The Standardized Approach),
Phương pháp nâng cao (AMA – Advanced Measurement Approaches).
Khi hoạt động của ngân hàng càng phức tạp thì cần phải áp dụng phương pháp có độ phức tạp cao hơn, đồng thời không cho phép các ngân hàng chuyển ngược trở lại phương pháp đơn giản một khi đã được chấp thuận sử dụng các phương pháp nâng cao. Ngược lại, nếu các ngân hàng được đánh giá là không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cần phải quay trở về phương pháp cơ bản cho đến khi đáp ứng được những yêu cầu này.

Phương pháp BIA, Các ngân hàng sử dụng phương pháp này cần phải nắ m giữ mức vốn để dự phòng rủi ro hoạt động bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (> 0) của thời kỳ ba năm trước đó nhân với tỷ lệ phần trăm cố định (gọi là alpha).

Với điều kiện GLn và a = 15%

https://www.reddit.com/user/Sambaby2...A%A1c_s%C4%A9/

KBIA: vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phương pháp BIA
GI: thu nhập hàng năm (> 0) của 3 năm trước đó n: số năm có thu nhập hàng năm >0
Phương pháp TSA, áp dụng theo phương pháp chuẩn, hoạt động ngân hàng được chia làm 8 nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta tương ứng.