Bệnh lý ở vòi trứng và viêm vùng chậu. Về cấu tạo giải phẫu, vòi trứng là đoạn ống nhỏ nối buồng trứng và tử cung người phụ nữ, là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, khi vòi trứng không hoạt động (vòi trứng bị tắc, dính, ứ dịch,…) có nghĩa là khả năng sinh sản ở người phụ nữ bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể là hậu quả của những bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,…

+ Rối loạn phóng noãn: thường dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc không hành kinh kéo dài. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của rối loạn rụng trứng là hội chứng buồng trứng đa nang. Các nguyên nhân khác có thể do hoạt động bất thường của nội tiết cơ thể, tâm lý, stress, tập thể thao quá mức hay bất thường cân nặng.

+ Lạc nội mạc tử cung: Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng mang thai ở phụ nữ. Sự xuất hiện của khối lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có thể ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng nang noãn của buồng trứng. Ngoài ra, các tổn thương lạc nội mạc tử cung cũng có thể là tác nhân gây nên những thay đổi trong cấu trúc giải phẫu của vòi trứng (dính, tắc...) và ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi.

+ Giảm dự trữ buồng trứng: Có thể gặp ở những phụ nữ lớn tuổi, lạc nội mạc tử cung, tiền căn phẫu thuật buồng trứng hay kích thích buồng trứng nhiều lần...

Dấu hiệu nhận biết vô sinh – hiếm muộn con ở nữ giới?


+ Chu kì kinh nguyệt không đều: Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa (viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng...) Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở chị em. Hơn nữa, chu kỳ kinh nguyệt được xem là yếu tố quyết định đến khả năng mang thai và thụ thai ở phụ nữ. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt đều có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ
vô sinh hiếm muộn.

+ Khí hư bất thường: là dấu hiệu của các viêm nhiễm đường sinh dục nữ (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm loét cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu,…). Một số yếu tố thường gặp gây ra viêm nhiễm là nấm, trùng roi, vi khuẩn thường,…khi chị em gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, khiến cản trở tinh trùng gặp trứng dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

+ Đau bụng: Đau vùng thắt lưng hoặc đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm vùng chậu, viêm loét cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung, buồng trứng,... Những bệnh này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể có những biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Tư vấn hiếm muộn và cách Điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới như thế nào?


Điều trị vô sinh –hiếm muộn sẽ đạt được kết quả cao nếu như người bệnh đi khám sớm và có những biện pháp can thiệp kịp thời. Thông thường điều trị vô sinh hiếm muộn các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của chị em cũng như nguyên nhân gây vô sinh –hiếm muộn để lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.

Thông thường các biện pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng khi nữ giới bị vô sinh –hiếm muộn như thụ tinh nhân tạo. Thụ tinh nhân tạo bao gồm hai phương pháp chính là bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

+ Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI): là phương pháp dùng một ống thông nhỏ, đưa một số lượng tinh trùng đã được lọc rửa, chọn lọc qua cổ tử cung và bơm trực tiếp vào buồng tử cung, với nguyên tắc cơ bản là làm tăng số lượng tinh trùng di động đến đoạn xa vòi trứng, nơi mà tinh trùng và trứng gặp nhau và có thể thụ thai.
+ Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong đĩa cấy (đĩa Petri). Phôi thu được sẽ được chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau.

Làm thế nào để phòng tránh vô sinh – hiếm muộn?


Để phòng tránh vô sinh –hiếm muộn chị em hãy tạo cho mình một thói quen sinh hoạt hợp lý.
Quan hệ tình dục lành mạnh, luôn sử dụng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa. Tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Có đời sống tâm lý thoải mái, tránh stress, tránh các thói quen có hại (hút thuốc lá, rượu, bia,…). Thường xuyên kiểm tra, thăm khám định kỳ để phát hiện ra sớm những bệnh dễ gây vô sinh như tắc vòi trứng, viêm nhiễm khuẩn đường sinh dục, viêm tử cung...

Vô sinh – hiếm muộn chữa ở đâu tốt?


Một địa chỉ chữa vô sinh –hiếm muộn luôn là nỗi băn khoăn lo lắng của chị em. Vì ai cũng muốn tìm một địa chỉ điều trị hiệu quả để họ có thể sớm được làm mẹ. Thông thường, điều trị vô sinh hiếm muộn các bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp hỗ trợ sinh sản tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây vô sinh của chị em để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.



Điều trị chứng vô sinh ở nam giới

=========================================== ==========
Gotosan TW3: Mang đến cơ hội làm cha cho những quý ông có tinh trùng yếu và ít

Giúp bồi bổ nguyên khí, sinh tinh, dưỡng can thận, tăng cường sức khỏe sinh lý, phòng ngừa và làm chậm quá trình mãn dục nam, bố sung các dưỡng chất cho nam giới trong giai đoạn chuẩn bị có kế hoạch sinh con.



---------------------------------------------------------------------------------------
NẾU BẠN CÒN BĂN KHOĂN HOẶC KHÓ KHĂN
-----------------------------------------------------------------------------------------
ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KỊP THỜI, HÃY:

Để lại【SỐ_ĐIỆN_THOẠI ] chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn sớm nhất
Inbox/ comment ngay tại đây để được tư vấn hoàn toàn MIỄN_PHÍ
Đ/C :Số 106, ngõ 46 Quan nhân, Trung Hoà, Cầu Giấy - HN
Hotline: 03.555.42512 - 0985.523.806
WEB chuahiemmuonvosinh.com
Bài viết khác cùng Box