Với quyết tâm “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, những nông dân Sa Pa (tỉnh Lào Cai) “một nắng, hai sương” hằng ngày vẫn cần mẫn trên những tràn ruộng bậc thang, giữa mây trời, gió núi, gieo những giọt mồ hôi, hát những bài ca vỡ đất, làm nên những mùa vàng bội thu từ hai bàn tay trắng...


Địa chỉ đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là gia đình anh Lý Láo Tả, dân tộc Dao đỏ, thôn Tà Chải, xã Tả Phìn, một trong những điển hình phát triển kinh tế ở địa phương.

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Lý Láo Tả đã nuôi dưỡng khát vọng bằng đam mê của mình khi dày công nghiên cứu tìm tòi kỹ thuật trồng địa lan. Thế rồi, được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sa Pa tiếp sức bằng nguồn vốn vay 50 triệu đồng, năm 2015, Lý Láo Tả mạnh dạn đầu tư mua địa lan giống về trồng. Từ 25 chậu lan giống ban đầu, đến nay anh đã tách và sưu tầm được hơn 300 chậu địa lan với nhiều giống lan khác nhau. 3 năm trở lại đây, gia đình Lý Láo Tả có thêm nguồn thu trên 200 triệu đồng/năm từ bán địa lan. Tag: phầm mềm tính diện tích nhà kính

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Lý Láo Tả còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các hộ nghèo trong thôn, tích cực tham gia các phong trào của địa phương, tuyên truyền, vận động bà con người Dao chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng nông thôn mới.

Cũng giống như chàng thanh niên người Dao đỏ Lý Láo Tả, anh Hạng A Sáu, dân tộc Mông, thôn Suối Hồ, xã Sa Pả đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ một gia đình kinh tế khó khăn, đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã. Từ có của ăn của để, vợ chồng anh Hạng A Sáu còn luôn sẵn sàng giúp đỡ các gia đình khác trong thôn cùng phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết thời kỳ “vạn sự khởi đầu nan” của anh Hạng A Sáu khi bắt đầu ra ở riêng với gần 1ha đất ruộng. Quanh năm làm lụng vất vả, không đủ đất canh tác, anh còn lên thị trấn làm thuê, nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Năm 2013, anh mạnh dạn vay vốn trồng 2.000 cây giống Atiso. Năm đầu cũng chỉ hòa vốn, nhưng anh không nản mà vẫn nuôi chí “đổi đời”. Năm sau, anh Hạng A Sáu quyết tâm đầu tư trồng 20.000 cây giống Atiso. Tag: ky thuat nuoi tom the

Từ học hỏi kinh nghiệm, tuân thủ các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Atiso nên từ vụ ấy, mỗi năm gia đình thu lãi trên 80 triệu đồng từ bán lá, củ, hoa Atiso. Thu nhập chính đáng từ thành quả lao động, gia đình đã dành dụm tiền sửa sang nhà cửa, mua sắm thêm phương tiện để phục vụ sản xuất. Cùng với trồng cây Atiso, gia đình Hạng A Sáu còn trồng ngô, nuôi lợn, gà để nâng cao chất lượng cuộc sống. Thời gian qua, anh Hạng A Sáu còn giúp đỡ 4 hộ dân trong thôn cùng tham gia trồng Atiso, hiện tại các gia đình này cũng đều đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Rời xã Sa Pả, chúng tôi xuôi về vùng hạ huyện Sa Pa đến thăm gia đình anh Lò A Tuyển, thôn Mường Bo 1, xã Thanh Phú, một hộ nông dân sản xuất giỏi. Nhờ tích cực trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mỗi năm gia đình anh Tuyển thu hoạch trên 100 triệu đồng. Với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, đây là cả một nguồn thu nhập đáng kể, không dễ mấy ai làm được. Năm 2012, gia đình anh Lò Văn Tuyển sau khi tham khảo sách báo, nắm bắt thị trường đã mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt. Tag: nuôi tôm thẻ

Ban đầu, gia đình anh Tuyển đầu tư xây dựng chuồng trại, nuôi 20 con lợn. Sau đó, gia đình anh chị gây giống được 4 con lợn nái, chủ động được nguồn giống và phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn. Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm, gia đình anh Tuyển xuất chuồng 30 con lợn thịt. Năm 2017, anh tiếp tục đầu tư 75 triệu đồng, đặt mua 5 con bò giống 24 tháng tuổi. Nguồn phân chuồng từ nuôi lợn gia đình anh làm hầm bioga để lấy chất đốt và dùng bón cho cỏ VA06, chủ động nguồn thức ăn cho bò. Hiện tại, mỗi con bò xuất chuồng anh cũng được khoảng trên 20 triệu đồng, đem lại một nguồn thu nhập tăng thêm cho gia đình.

Cùng chung nếp nghĩ, cách làm với 2 anh Lý Láo Tả, Hạng A Sáu; gia đình anh Lò A Tuyển không chỉ thoát nghèo vươn lên từ đôi bàn tay trắng, phát triển kinh tế giỏi, còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương, trở thành tấm gương điển hình cho bà con vùng cao Sa Pa học tập.

Trên đây chỉ là 3 điển hình trong hàng trăm gương nông dân thoát nghèo vươn lên sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện. Với quyết tâm “bền gan, vững chí”, đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng cao Sa Pa đã và đang viết tiếp những khúc tình ca hào sảng về phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một ấm no và giàu đẹp.

Nguồn: bienphong.com.vn/vuon-len-thoat-ngheo-tu-hai-ban-tay-trang/