Gút là một trong những bệnh liên quan về xương khớp phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Bệnh này rất thường gặp ở nam giới vào độ tuổi trung niên hoặc phụ nữ ở thời kì mãn kinh.
Khi nói tới bệnh gút, mọi người sẽ hình dung ngay ra độ đau đớn mà bệnh gây ra cho cơ thể. Tuy nhiên khi được hỏi về dấu hiệu ban đầu của bệnh gút như thế nào, triệu chứng ra sao thì ít người biết. Theo dõi bài viết dưới dây để tìm hiểu nhé!

DẤU HIỆU BỆNH GÚT BAN ĐẦU

Ở giai đoạn đầu của bệnh, Gút tiến triển rất âm thầm và nhẹ nhàng, không để lại bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ngoài việc nồng độ axit uric trong máu tăng. Do vậy người bệnh không thể nhận biết được nếu không xét nghiệm axit uric trong máu.

Sau đó ít lâu, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện của bệnh gút với dấu hiệu ban đầu như các cơn đau do gout xuất hiện vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng.


Vị trí thường gặp nhất trong cơn đau gút cấp thường xảy ra ở khớp ngón chân cái được coi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Theo các nhà khoa học, vào ban đêm ở ngón chân cái là nơi có nhiệt độ xuống thấp nhất cơ thể. Bởi vậy lượng muối urat dễ kết tủa và tạo thành cơn đau ở vị trí này.

Bên cạnh đó các khớp khác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều như: cổ tay, khớp ngón tay, đầu gối, cổ chân...Cơn đau xảy ra một cách đột ngột khiến cho các khớp bị sưng tấy đỏ đau.

Những cơn đau gút cấp này kéo dài khoảng 1 vài giờ sau đó không thấy đau nữa. Các dấu hiệu bệnh gút cũng giảm dần trong 3 - 7 ngày sau đó. Hậu quả để lại là lớp da bị bong tróc, ngứa quanh khớp bị đau và tím đỏ như bị nhiễm trùng.

Một số biểu hiện và triệu chứng bệnh gút thường gặp nhất.


Thống kê cho thấy có tới 60% các trường hợp bị gút có các biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên do chưa hiểu rõ bệnh gút nên nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu này và hiểu rằng đây là đau khớp thông thường.

Các chuyên gia cho biết, các triệu chứng bệnh gút được phân theo giai đoạn và chúng ta chỉ cần chú ý sẽ phát hiện được bệnh.

Giai đoạn đầu


Trong giai đoạn đầu, bệnh gút tiến triển khá chậm và ít khi có biểu hiện bên ngoài. Lúc này, nếu xét nghiệm máu, người bệnh sẽ thấy nồng độ axit uric tăng cao vượt ngưỡng cho phép.

Giai đoạn đầu thường kéo dài trong thời gian từ 1-3 tháng. Do đó, thông thường, chỉ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ làm xét nghiệm máu thì người bệnh mới biết mình mắc gút.

Giai đoạn cấp tính

Khi bước sang giai đoạn cấp tính thì các dấu hiệu bệnh gút đã biểu hiện ra ngoài và người bệnh dễ dàng nhận biết.

Cụ thể, trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh gút thường gặp bao gồm:
- Đau khớp dữ dội: Cơn gút cấp thường xảy ra ở khớp ngón chân cái (chiếm tỷ lệ tới 70%). Trong một số trường hợp, cơn đau có thể xảy ra ở một số khác như khớp gối, mắt cá chân, ngón tay, khuỷu tay…

Cơn đau thường bùng phát vào ban đêm hoặc gần sáng. Cơn gút cấp khiến khớp bị sưng nóng, đỏ đau, làm hạn chế vận động. Người bệnh khó có thể cử động, di chuyển bình thường, mọi sinh hoạt đều ảnh hưởng.

Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài trong vài giờ rồi giảm dần trong 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gút giảm dần, vùng da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hoặc ngứa.

- Dấu hiệu xuất hiện toàn thân: Theo thống kê, có tới 50% trường hợp mắc gút có xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: sốt, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện khó, cảm thấy mệt mỏi…

- Xuất hiện hạt tophi: Người bệnh có thể thấy xuất hiện một số hạt tophi (u cục) tại khớp ngón tay, ngón chân hoặc mắt cá chân. Tuy nhiên, trong giai đoạn cấp tính, các hạt tophi chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn 3-5 ngày rồi bớt sưng hẳn.

Người bệnh cần lưu ý một số tác nhân thuận lợi để cơn gút cấp bùng phát sau đây:

- Bữa ăn giàu purin với các thực phẩm như thịt bò, gà tây, hải sản, nội tạng động vật…

- Uống nhiều rượu, bia

- Lao động, vận động nặng hoặc đứng quá lâu

- Căng thẳng, lo lắng quá mức


Xem thêm: bệnh gút nên ăn gì

Bởi vậy, khi bị cơn gút cấp tấn công thì người bệnh nên hạn chế những yếu tố trên để tránh bệnh nặng hơn.

Giai đoạn mãn tính

Khi cơn gút cấp tính không được điều trị kịp thời, đúng cách thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên ở các khớp hơn. Nếu được điều trị tốt thì mức độ đau sẽ giảm dần nhưng vẫn kéo dài.

Sau đây là các biểu hiện bệnh gút giai đoạn mãn tính:

- Đau dai dẳng: Khi giai đoạn đau nặng do cơn gút cấp qua đi thì người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu và bị đau nhẹ. Tình trạng đau dai dẳng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Các cơn gút cấp lần sau có thể diễn ra trong thời gian lâu hơn và ảnh hưởng tới nhiều khớp, làm hạn chế vận động.

- Khớp bị viêm, đỏ: Các khớp bị cơn gút cấp “tấn công” vẫn sưng, nóng và đỏ.

- Khó cử động: Trong giai đoạn mãn tính, bệnh gút tiến triển nặng dần, khiến người bệnh khó có thể di chuyển được như bình thường, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường, các triệu chứng này sẽ xuất hiện vài lần trong năm. Nếu không có biện pháp điều trị, kiểm soát tốt thì người bệnh có thể phải gánh chịu một số hậu quả nghiêm trọng như:

- Hình thành hạt tophi dưới da: Hạt tophi là các khối tinh thể hình thành từ axit uric, xuất hiện ở quanh các khớp bị viêm. Hạt tophi không gây đau nhưng có biểu hiện sưng và làm mất thẩm mỹ.

Lâu dần, hạt tophi có thể gây biến dạng khớp, phá hủy xương, dẫn tới tàn phế. Trong trường hợp hạt tophi bị vỡ thì có thể gây viêm nhiễm, loét, hoại tử và khó chữa lành.



- Sỏi thận: Nồng độ axit uric tăng cao, từ đó hình thành tinh thể urat. Các tinh thể này có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và lắng đọng lại gây sỏi thận, thậm chí dẫn tới suy thận.

Trên đây là các triệu chứng bệnh gút theo từng giai đoạn. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám, thực hiện những xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.