Một làn da mịn màng, hồng hào và căng tràn sức sống luôn là ước ao của mọi cô gái. Bên cạnh việc làm sạch và dưỡng da thì tẩy tế bào chết da mặt cũng là một bước rất quan trọng để giúp tái tạo làn da, sản sinh ra các tế bào mới. Nhưng liệu nàng có đang tẩy da hơi bị… lố? Cùng tìm hiểu xem tác hại gì sẽ xảy ra khi tẩy da chết một cách quá mức nhé!

>>> Xem thêm: căng da mặt không phẫu thuật có an toàn không

>>> Xem thêm: căng da mặt không phẫu thuật ở đâu đẹp

>>> Xem thêm video : phẫu thuật căng da mặt




Da sẽ bị gì khi tẩy tế bào chết quá mức?

Không phải cứ tẩy da chết thường xuyên thì sẽ loại bỏ được tối đa các lớp da thừa, vảy sừng và làm cho làn da luôn mịn màng và trắng sáng đâu. Da mặt là khu vực da nhạy cảm và bạn sẽ vô tình gây cho da nếu tiếp tục tẩy tế bào chết da mặt một cách quá mức.

#1 Da ửng đỏ và dễ kích ứng

Mục đích của tẩy tế bào chết là loại bỏ các vẩy da chết bằng những tác động vật lí hay hóa học để lớp da khô, da chết nhanh bong ra hơn, nhưng việc này cũng vô tình tác động mạnh khiến da bị tổn thương phần nào.

Tẩy da chết quá nhiều hay tác động quá mạnh khi tẩy sẽ khiến lớp da mới hình thành bị tổn thương, cũng như phá vỡ đi lớp màng bảo vệ da. Lúc này, da sẽ bắt đầu báo động bằng hiện tượng ửng đỏ, có cảm giác rát khi chạm vào và trở nên nhạy cảm hơn với các sản phẩm dưỡng da khác.

#2 Da khô ráp và ngứa

Tẩy da chết giúp lấy đi tế bào chết, loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, giúp da khô thoáng hơn – đồng nghĩa với việc tác động lên lớp màng ẩm tự nhiên trên da. Khi tác động này trở nên quá mức, làn da sẽ mất đi lớp màng ẩm bảo vệ và bắt đầu không thể chống chọi với môi trường bên ngoài.

Đặc biệt, những cô nàng da khô hay hỗn hợp thiên khô gần như sẽ mất đi lớp màng ẩm hiếm hoi trên da. Lúc này, da bắt đầu khô hơn, gây cảm giác ngứa, khó chịu, thậm chí có thể nứt nẻ, rướm máu vào những ngày thời tiết hanh khô.

#3 Tiết dầu nhiều hơn

Khi da mất đi quá nhiều độ ẩm, cơ chế tiết dầu sẽ bắt đầu phát huy mạnh hơn để bù cho lớp ẩm đã mất khiến làn da dầu càng khó khăn hơn trong việc kiểm soát lượng dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn. Thế nên, nếu tẩy da chết khiến da mặt không được thông thoáng mà lượng dầu tiết ra còn nhiều hơn mức bình thường thì có nghĩa là bạn đang lạm dụng việc tẩy da chết.

#4 Dễ bị nổi mụn hơn

Tẩy da chết quá mức làm lớp màng bảo vệ mất đi khiến da dễ kích ứng, da khô nứt nẻ hay tiết dầu nhiều hơn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì không những việc da không hết mụn dù bạn dưỡng da rất nhiều và thậm chí da nổi mụn nhiều hơn là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Vậy tẩy da chết như thế nào để không bị “lố”?

- Khi cảm thấy da bắt đầu có vấn đề, hãy ngưng 1-2 tuần cho da được phục hồi.
- Thời gian tẩy hợp lí là 1 lần/tuần (đối với da nhạy cảm, da khô) hoặc 2 lần/tuần (đối với da dầu, da thường, da hỗn hợp).
- Nên dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, ít tạo bọt, có nồng độ pH thấp sau khi tẩy da chết để da không bị tác động quá nhiều cùng một lúc.
- Nếu dùng tẩy da chết vật lí, bạn không nên dùng sản phẩm có chứa hạt scrub to. Nếu dùng sản phẩm tẩy hóa học, hãy chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp và an toàn nhất với làn da.
- Sau khi tẩy da chết, không nên dùng kem dưỡng quá dày mà chỉ thoa một lớp mỏng kem dưỡng với một số thành phần dưỡng dịu nhẹ.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp nàng có một cái nhìn tổng quát hơn về cách tẩy tế bào chết. Chúc bạn gái thành công trong “công cuộc” chăm sóc làn da. Theo dõi để biết thêm nhiều bí kíp skincare hay ho mỗi ngày nàng nhé!