Thưa luật sư tôi muốn hỏi một vấn đề như sau : Gia đình tôi trước đây có khai hoang một mảnh đất gần nhà và gia đình chúng tôi được sử dụng mảnh đất này trong nhiều năm từ năm 1960 đến nay chúng tôi có thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định của Nhà nước đối với phần đất này. Hiên nay khi thực hiện việc cấp sổ đỏ tôi thấy phần đất này không được cấp cho nhà tôi mà được cấp cho gia đình bên cạnh. Vây thưa luật sư tôi muốn hỏi tôi muốn sử dụng lại phần đất này thì phải thực hiện thế nào a!
Trước tiên cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề của bạn,, chúng tôi xin trả lời như sau
Theo quy định của nhà nước mọi thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đều được thực hiện thông qua biện pháp hòa giải. Đây là biện pháp tốt nhất để giải quyết giúp giữ hòa khí cho các bên mà vấn đề tranh chấp vẫn được giải quyết.
Điều này đã được quy định ở điều 202 Luật đất đai 2013 như sau:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải
Theo điều 203 quy định về vấn đề của bạn như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Vậy như trong trường hợp của bạn cần phải chuyển bị những tài liệu chứng minh bạn đã sử dụng mảnh đất lâu dài (sử dụng đất ổn định lâu dài) và không xảy ra tranh chấp trong thời điểm hiện tại.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai tại Sóc Sơn
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai tại Mê Linh
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai tại Hoài Đức
Trên đây là một số thông tin về giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trong vấn đề mình gặp phải. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900.8698 để nhận được sự trợ giúp từ chúng tôi.