Trong một kịch bản tốt nhất, doanh số bán iPhone sẽ không thay đổi. Nhưng trong một kịch bản xấu hơn, doanh số bán iPhone sẽ sụt giảm. Đó là điều được dự báo từ trước, ngay cả chính Apple cũng phải thừa nhận sự thật đó và tuyên bố không còn công khai con số chính xác bao nhiêu chiếc iPhone được bán ra nữa.

Quý trước, doanh số iPhone so với cùng kỳ năm ngoái không thay đổi, chính xác là dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên bằng một chiếc lược thiên tài, Apple vẫn có thể giữ mức tăng trưởng doanh thu từ việc bán iPhone là khoảng 29%.

Có thể bạn quan tâm: iPhone 7 Plus cũ | iPhone 8 Plus cũ | iPhone 8 cũ


Chiếc lược đó chính là tăng giá bán trung bình, khai tử dòng iPhone SE giá rẻ và tiếp tục với những chiếc iPhone có giá bán trên 1.000 USD. Không quá bất ngờ khi người tiêu dùng trên toàn thế giới vẫn chấp nhận việc tăng giá, vì Apple đã trở thành một thương hiệu thay vì đơn thuần chỉ là một nhà sản xuất phần cứng.

Tuy nhiên có một thị trường rất lớn trên thế giới đã không chấp nhận điều đó, thị trường đông dân thứ 2 trên thế giới với 1,3 tỷ người. Apple từ lâu đã rất chú ý tới Ấn Độ, coi đây là một thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển, thậm chí còn tiềm năng hơn cả Trung Quốc.

Nhưng báo cáo mới nhất của Wall Street Journal cho thấy rằng chiến lược của Apple đã hoàn toàn thất bại tại Ấn Độ. Việc tăng giá bán và khai tử dòng iPhone giá cả phải chăng nhất, khiến cho Apple không thể bán được những chiếc iPhone mới tại Ấn Độ.

Báo cáo của Wall Street Journal cho biết, doanh thu dựa trên việc bán iPhone tại Ấn Độ chỉ bằng một nửa so với những gì Apple dự báo trước đó. Hãy nhớ, đây là doanh thu chứ không phải là doanh số bán iPhone. Sự sụt giảm doanh thu là minh chứng cho thấy chiến lược của Apple đã thất bại.

“Nguyên nhân chính là do Apple thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trong việc bán iPhone. Thay vì mang đến cho người sử dụng lựa chọn trong nhiều phân khúc khác nhau, Apple đã giảm bớt các lựa chọn và ưu tiên những chiếc iPhone giá cao”, báo cáo cho biết.
Ngay cả đối với iPhone XR, chiếc iPhone mới với giá cả phải chăng nhất của Apple, cũng nằm ngoài khả năng mua sắm của người dân Ấn Độ. Mặc dù Apple có bán những chiếc iPhone cũ với mức giá rẻ hơn, nhưng thật khó để so sánh với những chiếc smartphone Android cao cấp có giá bán hấp dẫn khác, như OnePlus 6.

Wall Street Journal cho biết, doanh số bán iPhone tại Ấn Độ đạt kỷ lục vào năm 2015, và kể từ đó đến nay chưa bao giờ có thể phục hồi lại. Đỉnh điểm, một số cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ có thể bán 80 chiếc iPhone mỗi ngày vào năm 2013. Nhưng đến thời điểm hiện tại, các cửa hàng này sẽ cần tới phép màu chỉ để bán được một chiếc iPhone mỗi ngày.

Apple đã thất bại tại thị trường đông dân thứ 2 thế giới. Trong khi đó tại thị trường đông dân nhất thế giới, là Trung Quốc, Apple cũng gặp không ít khó khăn. Như việc Qualcomm nhất quyết đòi được lệnh cấm bán iPhone tại Trung Quốc, cộng thêm với việc các nhà sản xuất trong nước như Huawei và Xiaomi ngày càng lớn mạnh.

Bên cạnh đó cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng đe dọa đến các thiết bị phần cứng được sản xuất tại Trung Quốc. Apple có nhiều khả năng phải tăng giá bán của iPhone, iPad nhập khẩu từ Trung Quốc.

Quả thực, Apple đang gặp khó khăn đủ đường.

Tham khảo: BGR, techradar