Các món nợ luôn làm chúng ta mệt mỏi đặc biết là với các doanh nghiệp, với các khoản nợ lớn, con nợ không muốn trả, làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn, vậy có những biện pháp gì để đòi nợ thuê và hợp pháp
Biện pháp đòi nợ
Sau đây là những biện pháp đòi nợ hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp và cá nhân, được công ty đòi nợ thuê dfc áp dụng, các biện pháp đòi nợ hiệu quả và đúng pháp luật được DFC áp dụng để đòi nợ Doanh nghiệp.

Không có hợp đồng, hóa đơn, biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản nghiệm thu, quyết toán: Có nhiều khách hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ rất lạ lùng. Lòng tin mù quáng đã khiến họ quên đi tất cả những nguyên tắc quản trị rủi ro căn bản.DFC đã nhận được khá nhiều hồ sơ của khách hàng như vậy.
Tuyệt nhiên hồ sơ không có hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn… Hoặc có hợp đồng nhưng không có văn bản nào khác thể hiện họ đã thực hiện hợp đồng để phát sinh quyền đòi nợ.
Những vụ việc như này rất khó để có thể đòi được nợ, vậy nên khi có bất cứ hình thức cho vay, quý khách hàng cần đảm bảo hồ sơ giấy tờ đẩy đủ để tránh tình trạng thu nợ không hiệu quả.
Sau đây là 1 số biện pháp thu hồi nợ của công ty đòi nợ thuê DFC
Gửi văn bản yêu cầu trả nợ:
Văn bản yêu cầu trả nợ có thể soạn thảo, viết dưới các hình thức như: mail đòi nợ, Thư yêu cầu trả nợ, thư nhắc nợ, công văn yêu cầu trả nợ… Văn bản yêu cầu trả nợ cần nêu rõ căn cứ đòi nợ, giá trị công nợ, thời hạn trả nợ. Văn bản yêu cầu trả nợ nên được gửi bằng đường bưu điện để lưu lại chứng từ chuyển phát thư. Trường hợp gửi trực tiếp, cần có ký nhận của con nợ. Bạn cũng nên fax, scan văn bản yêu cầu trả nợ để gửi qua email khách hàng, để họ có thể nhận, nắm bắt ngay nội dung văn bản và nhanh chóng có ý kiến phản hồi, cũng như đưa ra kế hoạch trả nợ phù hợp.
Gọi điện đòi nợ khách hàng:
Bạn cần thường xuyên liên hệ với khách hàng trước và sau khi khoản nợ đến hạn. Liên lạc bằng điện thoại là một trong các phương thức kết nối nhanh chóng, hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Bạn chỉ cần cầm điện thoại và gọi cho khách hàng yêu cầu thanh toán một khoản nợ. Tiếp nhận thông tin phản hồi, kế hoạch, thời gian trả nợ…
Dĩ nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin, tài liệu, nắm bắt đầy đủ nội dung khoản nợ để không bị khách hàng “bắt bẻ”, từ chối trả nợ.
Giọng nói, âm điệu cũng phải thể hiện sự “chuyên nghiệp”, tránh nói ngọng, nói lắp, nói hụt hơi ở những câu cuối… Tốt nhất là sử dụng giọng trầm, nói từ tốn, rõ ràng. Sử dụng những quãng nghỉ đúng lúc để gây áp lực buộc con nợ phải trao đổi giải quyết công việc.
Cuối cuộc gọi, bạn cần “chốt” được các vấn đề đã trao đổi và đạt được, ngay cả bằng việc gửi tin nhắn, email để hai bên xác nhận các nội dung trao đổi, thống nhất; tránh để con nợ quên, nhớ lâu nhớ mới, hiểu lầm về nội dung đã đồng ý trước đó.
Đàm phán thu hồi nợ
Đàm phán, thương lượng luôn là cách đòi nợ khách hàng doanh nghiệp tối ưu nhất khi đòi nợ. Phương pháp thu hồi nợ này áp dụng đối với các khách hàng có thiện chí hợp tác giải quyết công nợ.
Kinh nghiệm thu nợ khách hàng cho thấy, đàm phán hiệu quả sẽ giúp mau chóng thu hồi được khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp, tránh xung đột, ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, mối quan hệ làm ăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích của chủ nợ.
Khi việc đàm phán không hiệu quả, các chủ nợ mới cân nhắc đến các biện pháp gây sức ép, khởi kiện, tố cáo để đòi nợ. Do tầm quan trọng và khối lượng kiến thức lớn, Công ty CP Thu nợ Minh Tín sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin đầy đủ, chi tiết hơn về nghệ thuật, kỹ năng đàm phán thu hồi nợ trong bài viết khác.
Các biện pháp gây sức ép đòi nợ
Gây sức ép đòi nợ được áp dụng cho các trường hợp như:
+ Con nợ không tự nguyện trả nợ
+ Con nợ chây ỳ, hứa hẹn nhiều lần nhưng không trả nợ
+ Đàm phán, thương lượng không thành công
+ Đã áp dụng các biện pháp đòi nợ khác nhưng không hiệu quả
Các biện pháp gây sức ép có thể kể đến như sử dụng phương tiện báo chí truyền thông, mạng xã hội, tụ tập đông người gây sức ép, căng băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở công ty con nợ…
Các biện pháp gây sức ép đòi nợ không mới, nhưng luôn đem lại hiệu quả khá rõ rệt. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng cần phải tuân thủ pháp luật, tránh gây rối trật tự công cộng, vu khống, đe dọa, bắt giữ con nợ dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự.
Khởi kiện, tố cáo đòi nợ:
Biện pháp khởi kiện vụ án dân sự, kinh tế được coi là sự lựa chọn cuối cùng của các chủ nợ. Khi các cách đòi nợ công ty khác không hiệu quả, con nợ có tiền, tài sản nhưng không chịu trả nợ, chủ nợ nên tiến hành thủ tục khởi kiện đòi nợ.
Chủ nợ cần gửi đơn khởi kiện, và các tài liệu chứng cứ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền; tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và tham gia quá trình giải quyết vụ án. Vụ án có thể được giải quyết qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm cho đến khi ban hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Biện pháp trên đều rất hiệu quả trong việc thu hồi nợ, nhưng các chủ nợ thường khổng đủ kinh nghiệm để áp dụng các biện pháp trên, vậy nên quý khách hàng nên nhớ đến các thu hồi nợ xấu họ sẽ giúp bạn đòi nợ 1 cách hiệu quả nhất, và đảm bảo lấy được món nợ cho quý khách 1 cách hiệu quả nhất.
Bài viết khác cùng Box