Cho trẻ ăn 1 quả trứng gà

Tỉ lệ nhiễm cúm ở trẻ em là cao nhất. Do đó việc tiêm ngừa là cần thiết, nhưng trước khi đưa con đi chích ngừa cúm nói riêng và chích ngừa tất cả các loại vắc xin nói chung, tâm lý nhiều mẹ luôn lo sợ cơ thể con phản ứng lại với thuốc nên tìm cách phòng ngừa. Có một mẹo hay là 3 ngày trước khi con tiêm chủng cúm, nhiều mẹ hay nấu 1 quả trứng gà cho con ăn (có thể là luộc, nấu cháo...). Bác sĩ Phạm Mai Đằng (Phó phòng KHTH) cho biết vấn đề chủng ngừa cúm trên trẻ có dị ứng trứng gà đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu thế giới. Thứ nhất, trong quá trình sản xuất vắc xin cúm, người ta dùng phôi trứng gà để nuôi cấy virus nên trong thành phần vắc xin có protein trứng gà. Thứ hai, vấn đề dị ứng thực phẩm là phổ biến, mức độ dị ứng từ nhẹ đến nặng.

Cho nên trước khi tiêm ngừa vắc xin cúm, mẹ cần xác định cho trẻ đi tiêm phòng ở đâu an toàn và trẻ có dị ứng với trứng hay không bằng cách cho ăn trứng gà và theo dõi. Khi cho ăn nên nhớ là:

-Trứng gà trẻ ăn là trứng gà chín còn trứng gà trong vắc xin là trứng gà sống.

-Trẻ chỉ ăn lòng đỏ trứng còn vắc xin thì có albumin trong lòng trắng trứng.

Cho nên, sẽ có những trường hợp trẻ ăn trứng gà bị dị ứng nhưng tiêm chủng cúm xong bình thường và ngược lại. Mặt khác, có những trường hợp trẻ tiêm xong bị dị ứng không phải do albumin mà do các thành phẩn khác của vắc xin như: protein còn sót, kháng sinh, chất bảo quản, chất ổn định, phức hợp bất hoạt vireus, and latex... Tuy nhiên để an toàn trong chủng ngừa cúm, trẻ cũng nên được cho ăn trứng gà để xem có dị ứng không, nếu có thì báo với người tiêm để họ cân nhắc.


trung tâm tiêm chủng vnvc

Mẹ uống nước lá tía tô rồi cho con bú hoặc cho bé ăn cháo tía tô

Khi tiêm tất cả các loại vắc xin (đặc biệt là vắc xin nào dễ khiến trẻ bị sốt) thì về nhà bé thường hay bị sốt, sưng đau tại chỗ tiêm. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, các phản ứng thường là nhẹ và sẽ hết sau từ 1-3 ngày tiêm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ sốt cao miên man, kéo dài rất nguy hiểm.

Mẹ có thể áp dụng mẹo hay từ lá tía tô để khắc phục phần nào tình trạng này.

Cách 1: Trước ngày bé đi tiêm tầm 3 hôm (ví dụ mùng 4 tiêm thì mùng 2 bắt đầu áp dụng), mỗi bữa cơm, mẹ ăn sống khoảng chục ngọn tía tô rồi cho con bú càng nhiều càng tốt. Làm liên tục 3 ngày liền đến hôm con tiêm, tiêm về mẹ vẫn ăn lá tía tô thêm 2 hôm nữa. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ chuyển hết vào sữa, con bú vào không bị sốt, nếu sốt thì chỉ nhẹ và nhanh khỏi. Bé nào bú sữa ngoài thì mẹ đun nước lá tía tô thật loãng cho con uống.

Cách 2: Nếu mẹ không muốn ăn sống thì có thể mua 20 mớ lá tía tô gói vô giấy báo cất tủ lạnh. Mỗi lần lấy 6-7 mớ đun nhừ, pha loãng ra thành 2-3 lít nước rồi uống thay nước lọc. Mẹ uống như thế từ mùng 2 đến mùng 4 đi tiêm, tiêm xong về mùng 4 và mùng 5 cũng vẫn uống nhé. Đảm bảo con chỉ sốt chưa đến 38 độ. Vẫn ăn ngủ đc (chỉ hơi quấy và mặt buồn thiu thôi).