Đồng hồ áp suất – dong ho do ap suat – đo áp suất 0-10bar – đồng hồ áp suất 0-4bar- đồng hồ áp suất 0-6bar- đồng hồ áp suất 0-25bar- đồng hồ áp suất 0-40bar – đồng hồ áp suất 0-100bar. Đồng Hồ Đo Áp Suất là đồng hồ được sản xuất bởi các nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới như Đức, Mỹ, Ý, Nhật Bản…với chất lượng được khẳng định và có nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Wika, AB, Suchy, badotherm, Stiko, Suku, … đồng hồ sản xuất tại các nước mang đến độ chính xác cao và có nhiều chũng loại khác nhau phù hợp với từng điều kiện khác nhau của từng nhà máy. Hôm nay mình giới thiệu các bạn một số dòng Đồng Hồ Đo Áp Suất G7 sản xuất.

Có các loại Đồng Hồ Đo Áp Suất nào ?
Đồng hồ đo ap suất tiêu chuẩn: là loại đồng hồ đo áp suất thông thường như áp suất nước. Áp suất hơi, áp suất một số loại nước tinh. Loại này thì tiêu chuẩn thấp nên thường sử dụng đồng hồ mặt bằng inox hoặc đồng. Có kiểu kết nối bằng đồng hoặc bằng inox. Một số dòng nếu dùng trong Gas hoặc xăng dầu thì sẽ có tiêu chuẩn chống cháy nổ.
"<yoastmark

Tiếp theo là Đồng hồ áp suất dùng trong thực phẩm. Đối với dòng này thì chuyên dùng thực phẩm như sữa, nước giải khát, bia. Các nhà máy sản xuất thuốc, thực phẩm. Loại này có một màng phía dưới, áp suất đẩy màng làm dung dịch trong đồng hồ chạy lên sẽ làm cho kim đồng hồ thay đổi.
Đồng hồ đo áp suất G7 dạng màng
Đồng hồ đo áp suất dạng màng

Đồng hồ áp suất có ngõ ra 4-20ma. Đây là dòng đồng hồ áp suất có thêm chức năng phụ. Thay vì chúng ta sử dụng một cảm biến áp suất và màng hình hiển thị thì chúng ta dùng Đồng Hồ Đo Áp Suất có out 4-20ma. Áp suất hiển thị dạng cơ trên mặt tròn và có tín hiệu ra 4-20ma chúng ta sử dụng tín hiệu 4-20ma đó để điều khiển. Ví dụ: đồng hồ có dãy đo 0-10bar, thì tín hiệu được cài đặc là 4ma=0 bar, 20ma=10bar.
Đồng hồ đo áp suất G7 ngõ ra 4-20ma
Đồng hồ đo áp suất ngõ ra 4-20ma

Đồng hồ đo áp suất dạng công tắc. Đối với dòng này thì vừa là đồng hồ áp suất vừa là công tắc áp suất. Dòng này thường có 2 kim hoặc 3 kim. Mỗi vị trí cài đặt chúng ta sử dụng 1 công tắc ( 1 kim) chúng ta có thể tùy chọn NO hoặc NC. Khi áp suất đến vị trí mà đã chọn trước thì công tắc sẽ nhảy. Lúc đó chúng thiết bị điều khiển sẽ tắc hoặc đóng tùy theo chúng ta cài đặt. Ví dụ: chúng ta sử dụng đồng hồ có dãy đo 0-16bar. Chúng ta chọn vị trí 10bar và 14bar là 2 vị trí công tắc sẽ nhảy thì chung ta chỉ vặn kim công tắc đến 2 vị trí đã chọn đó.
Đồng hồ đo áp suất G7 dạng công tắc
Đồng hồ đo áp suất dạng công tắc

Đồng Hồ Đo Áp Suất dạng điện tử. Dạng này thì ngày nay dùng cũng khá phổ biến đồng hồ này có đặc điểm là độ chính xác cao. Hiển thị trên LED 7 đoạn có 4-5 Led tùy vào từng dòng đồng hồ, một hạn chế là sử dụng Pin. Đặc thù cho dòng này là thường sử dụng cho các nhà máy cần độ chính xác cao, sai số chỉ 0.01%.
Đồng hồ đo áp suất G7 dạng điện tử
Đồng hồ đo áp suất G7 dạng điện tử

Một số lưu ý khi chọn Đồng Hồ Đo Áp Suất
Khi chọn đồng hồ áp suất chúng ta cần chú ý các thông số sau, dãy đo cần chọn ví dụ áp suất thực tế của môi trường là 0-9bar thì chúng ta chọn đồng hồ dãy đo 0-10bar, chúng ta nên chọn dãy đo cao hơn 1 tý để đảm bảo an toàn cho đồng hồ. Thứ hai chúng ta chọn kiểu chân trước hay chân sau. Thứ ba chúng ta chọn kiểu kết nối là kiểu ren hay mặt bích. Mặt bích thường dùng cho đồng hồ màng, thứ tư chúng ta chọn đơn vị có các đơn vị đo áp suất như Bar, Psi, kg/cm2, Pascal…đó là các đơn vị thông dụng. Thứ tư chúng ta chọn sai số thông thường đồng hồ cô sau số vào khoảng 1%. Cuối cùng chúng ta chọn đường kính cho đồng hồ, thường có các mặt như 63mm, 100mm, 160mm, 250mm. Đối với đồng hồ điện tử thì chúng ta có sai số như 0.5%, 0.05%, 0.01%..

Đó là một số lưu ý khi chọn đồng hồ đo áp suất. Để biết thêm chi tiết các bạn hãy gọi cho mình hoặc liên hệ qua mail.

Phone/Zalo: 0987 0983 11 – Mr Triết

Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
web: donghodoapsuat.vncambiendo.vn