Lời khuyên
Luôn lau sạch từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.
Hãy nhẹ nhàng! Đây là khu vực nhạy cảm và bạn không muốn “cô bé” bị tổn thương hay viêm nhiễm.
Luôn cẩn thận trong khi vệ sinh vùng kín. Không nên hấp tấp vội vàng. Cần phải rửa sạch từ tốn để tránh gây kích ứng da.
Nếu mùi hôi nồng nặc và kéo dài, bạn nên đi khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra để phát hiện viêm nhiễm và kê đơn phù hợp hoặc kem thoa nếu cần. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu lo lắng về tình trạng mùi hôi và vệ sinh cá nhân.
Để ngăn mùi phát triển, bạn nên dùng giấy mềm lau sạch phần xung quanh âm vật sau khi đi vệ sinh. Nước tiểu và dịch âm đạo sẽ bám dính vào vùng kín và gây nên mùi hôi khó chịu.
Không dùng nước hoa có mùi nồng!
Vùng kín không nhất thiết phải có mùi thơm như phấn em bé hay như cánh đồng hoa thơm ngát. Nếu thật sự lo lắng về mùi của “cô bé”, thì bạn có thể trao đổi với đối tác về vấn đề này. Bạn sẽ nhận ra rằng đây là điều bình thường không cần phải e ngại. Nếu không, bạn nên tìm kiếm bạn tình khác.
Rửa sạch vùng kín mỗi khi đi vệ sinh.
Nếu cho rằng “cô bé” đang bị bệnh, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem liệu vùng kín có vấn đề gì hay không.

Xem thêm:

Cảnh báo
Không nên làm vệ sinh phần bên trong âm đạo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng cân bằng pH trong thành âm đạo. Hơn nữa, chất dịch âm đạo có chức năng làm sạch tự nhiên cũng sẽ bị rửa trôi.
Việc tẩy lông bằng sáp hoặc dao cạo cần được thực hiện đúng cách để tránh lông mọc ngược, vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa/phụ khoa trước khi tiến hành vệ sinh vùng kín bằng loại xà phòng bất kỳ, và tìm hiểu thông tin trên mạng liên quan đến vùng kín. Luôn kiểm tra nhiều nguồn thông tin để đảm bảo độ chính xác.
Không nên sử dụng dụng cụ thụt rửa và xịt khử mùi dành cho nữ. Dụng cụ thụt rửa sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Hơn nữa, cả loại dụng cụ này lẫn xịt khử mùi đều có thể gây kích ứng da vùng kín vốn nhạy cảm.[6]