Nhịp xoang là một trong những tiêu chí quan trọng giúp chẩn đoán, đánh giá tình trạng sức khỏe của hệ tim mạch. Vậy, tiêu chuẩn chẩn đoán nhịp xoang dựa trên những tiêu chí nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
>> dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói
>> khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì
Nhịp xoang là gì?

-Nút xoang nằm ở vị trí cơ tâm nhĩ, đóng vai trò như một nhạc trưởng giúp phát xung điện đều đặn để kích thích cơ tim co bóp khoảng 60-100 lần/phút (với người trưởng thành khỏe mạnh bình thường).
-Nút xoang chịu sự chi phối của của hệ thống thần kinh thực vật bao gồm thần kinh giao cảm (làm tim đập nhanh) và phó giao cảm (làm tim đập chậm).
Nhịp xoang là nhịp bình thường khi không gắng sức, tần số tim đều và có nhịp đập từ 60 – 100 lần/phút.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhịp xoang
Nhịp xoang được gọi là bình thường khi tim co bóp 60-100 lần/phút (ở người trưởng thành khỏe mạnh bình thường).
Nhịp xoang bình thường ở trẻ em:
+Trẻ sơ sinh: 110 -150 lần/phút.
+Trẻ 2 tuổi: 85 - 125 lần/phút.
+ Trẻ 4 tuổi: 75-115 lần/phút.
+ Trẻ 6 tuổi trở lên: 60-100 lần/phút.

-Nhịp xoang được gọi là nhanh khi tim co bóp trên 100 lần/phút ở người lớn, hoặc trên mức bình thường so với tuổi trẻ em.
-Nhịp xoang được gọi là chậm khi tim co bóp dưới 60 lần/phút ở người lớn, hoặc dưới mức bình thường so với tuổi trẻ em.
-Rối loạn nhịp xoang xảy ra khi nút xoang phát sai nhịp, khiến tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, ngắt quãng hoặc tổng hợp các triệu chứng bất thường. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng nút xoang hay rối loạn chức năng nút xoang.
Cần làm gì khi bị rối loạn nhịp xoang?
Khi nút xoang bị rối loạn, tim sẽ co bóp không theo quy luật vốn có. Để đảm bảo cung cấp đủ máu cho các bộ phận của cơ thể, tim sẽ phải co bóp nhiều hơn và có thể gây nên chứng rối loạn nhịp tim, hậu quả là có thể gây ngừng tim, cục máu đông và đột quỵ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tình trạng rối loạn nhịp xoang diễn ra trong thời gian dài có thể làm cho cơ tim ngày càng yếu đi dẫn đến suy tim.

Vậy cần làm gì khi bị rối loạn nhịp xoang?
• Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán và đánh giá đúng tình trạng rối loạn.
• Căn cứ vào tình trạng thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa để kiểm soát nhịp tim và làm giảm các triệu chứng cũng như ngăn ngừa biến chứng.
• Thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích có hại khác.
• Nếu có các bệnh lý đi kèm như bệnh mạch vành, huyết áp, béo phì cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này.
• Thăm khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra huyết áp, nhịp tim, ngăn chặn kịp thời những nguy cơ mắc bệnh tim mạch...