Chất lượng không khí Hà Nội ngày càng suy giảm rõ rệt khiến nhiều người dân thủ đô phải tìm cách dịch chuyển căn hộ ra khỏi trung tâm vốn đầy ồn ào và bụi bặm.
Đọc thêm: tủ rack 42u
Không khí Hà Nội ô nhiễm báo động
Những năm gần đây, chất lượng không khí Hà Nội ngày càng suy giảm rõ rệt, có thời điểm môi trường ô nhiễm ở mức báo động, đặc biệt là ở các quận như Hà Đông, Cầu Giấy, Từ Liêm…
Kết quả quan trắc từ các Trạm quan trắc không khí tự động đặt tại Nguyễn Văn Cừ do Tổng cục Môi trường quản lý, 10 trạm quan trắc không khí tự động do Sở TN&MT Hà Nội quản lý, tham chiếu số liệu của Trạm quan trắc không khí tự động tại số 8 Láng Hạ của Đại sứ quán Mỹ trong Quý I năm 2019 cho thấy nồng độ bụi PM2.5 trung bình 24 giờ của một số ngày đã vượt giới hạn cho phép. Thời gian nồng độ bụi mịn (PM2.5) tăng cao đột biến tập trung trong tháng 1 và tháng 3.
Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thừa nhận, nếu so sánh chất lượng không khí năm 2018 thì chất lượng không khí quý 1 năm 2019 không được tốt như trước. Cụ thể, vào quý 1/2018 tại tất cả các trạm quan trắc đều không có ngày nào chất lưọng không khí chạm mức “Xấu”. Còn vào Quý 1/2019, số ngày chất lượng không khí đạt mức “Xấu” đều xuất hiện tại tất cả các trạm.
Chất lượng không khí ngày càng xấu đi rõ rệt nguyên nhân do thời tiết bất lợi kết hợp với khí thải từ giao thông, xây dựng hoặc nguồn thải từ các khu công nghiệp lân cận… đã làm cho bầu không khí Hà Nội luôn bị tích tụ thêm chất ô nhiễm mà khó có thể phát thải, pha loãng.
Các chuyên gia y tế cho biết, trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày. Do đó khi chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim, ung thư…
“Đối phó” với tình trạng này, nhiều gia đình ở thủ đô phải đóng kín cửa cả ngày, bật máy lọc không khí để giảm bớt nồng độ ô nhiễm, tăng cường trồng cây cảnh, cây xanh xung quanh nhà. Đặc biệt, gần đây đã xuất hiện một làn sóng dịch chuyển ra ngoại ô sinh sống của đại bộ phận người dân với hi vọng được hít thở bầu không khí trong lành sau một ngày học tập và làm việc vất vả.

Không gian trong lành xanh mát trong khu đô thị Gamuda Gardens, Hoàng Mai.
Đang loay hoay kiến tạo lại ban công xanh mướt vừa trồng rau sạch, vừa trông hoa, bên dưới đặt một chiếc bàn nhỏ xinh xinh cùng vài tách trà, anh Vũ Đại Dương (cư dân mới ở khu đô thị sinh thái Gamuda Gardens Hoàng Mai) hào hứng nói: “Tôi chưa từng nghĩ mình sở hữu một căn nhà vừa tiện nghi, vừa thoáng đãng như thế này. Nhà cửa rộng rãi, mát mẻ, ban công vừa trồng rau lại trồng được cả hoa. Mỗi khi về nhà cảm giác như đi nghỉ dưỡng ở một nơi xa, không còn cảm giác ngột ngạt, trật chội khó thở như khi còn ở trong trung tâm”.
Cách đây một năm, anh Dương và bố mẹ sống chung ở một căn nhà trên phố Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuộc sống gia đình ba thế hệ, mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ, nghỉ chỉ vỏn vẹn trong căn nhà cổ chưa đầy 50m2. Mùa hè khô ráo nhưng nóng bức, ngột ngạt. Mùa đông về thì ướt át, ẩm mốc khiến các thành viên trong gia đình ốm đau triền miên.
Sau khi bàn với bố mẹ và vợ, anh Dương quyết xuống tay bán căn nhà ở phố cổ để mua một căn nhà mới ở Gamuda Gardens.
Gamuda Gardens - thiên đường nghỉ dưỡng trong lòng Hà Nội
Tọa lạc bên công viên Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội), Gamuda Gardens - một trong bốn phân khu chính của Gamuda City được xây dựng và phát triển theo phong cách khép kín “sống xanh và hướng đến cộng đồng”. Có diện tích 75 hecta song mật độ xây dựng Gamuda Gardens chỉ chiếm 50% diện tích toàn dự án, gồm hơn 2.000 căn biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, liền kề, nhà phố và căn hộ cao cấp. 50% Diện tích còn lại được bao phủ bởi cây xanh nhằm kiến tạo nên không gian sống thoáng đãng, trong lành cho toàn bộ cộng đồng dân cư.
Bài viết khác cùng Box