Những bức tường chằng chịt “khẩu ngữ”: Khoan cắt bê tông, gia sư, thông tắc vệ sinh... Cả hàng cây dài trên đường bị treo những băng phướn quảng cáo bán căn hộ chung cư từ mini đến cao cấp.

Cuối ngày, chị Mai Anh (phố Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) đón cậu con học lớp 2 về nhà. Trên đường đi, hai mẹ con trò chuyện rất vui vẻ. Đột nhiên, cậu con trai chỉ tay lên bức tường chi chít chữ, thắc mắc hỏi:
- Người ta viết lên tường thế này làm gì hả mẹ?
- À, người ta quảng cáo, rao vặt đó con.
- Hôm nay, con được cô giáo dạy về bài “Đẹp mà không đẹp” mẹ ạ. Con thấy người ta viết lên tường như thế này không đẹp tí nào!

Tâm sự của con trai làm chị Mai Anh phải suy nghĩ. Ở những nơi công cộng đông người qua lại cho đến những con ngõ sâu, không khó để bắt gặp những cột điện, cây xanh, tường chắn treo, dán, viết thông tin dịch vụ đủ thứ.

Như vậy, hành vi quảng cáo, rao vặt trái phép đã không còn ở phạm vi cá nhân, đơn vị nhỏ lẻ nữa. Nhiều công ty, doanh nghiệp tên tuổi cũng lợi dụng hình thức này để quảng cáo sản phẩm.

Bạn có thể xem những mẫu biển quảng cáo hợp pháp và đẹp tại: https://thegioibienquangcao.com/danh...-cao-trong-nha

Những hành vi xấu này khiến đường phố trở nên lem luốc, nhếch nhác, bẩn thỉu. Dù sau đó, những công nhân vệ sinh lại âm thầm thu dọn những tờ rơi quảng cáo; rồi các đội thanh niên tình nguyện đi tẩy xóa, tháo dỡ các biển, bảng rao vặt, nhưng điều quan trọng là không xử lý được tận gốc, nên tình trạng trên vẫn cứ tiếp diễn.

“Cứ hôm trước vừa bóc giấy quảng cáo dán lên tường và cổng, thì hôm sau lại có hàng loạt số điện thoại khác đè lên. Bức xúc, nhưng không làm gì được vì những người này thường lợi dụng sáng sớm hoặc tối muộn để làm việc này, nên khó ai biết” - cô Bùi Hằng (trú tại Hoàng Cầu, quận Đống Đa) chia sẻ.

Chắc hẳn, chuyện của con chị Mai Anh kể trên sẽ làm nhiều người phải suy nghĩ về việc giữ vệ sinh công cộng. Nhưng thật buồn, trong việc này, người lớn thường “vờ” quên.