1. Điều kiện chung
Hợp đồng bảo hiểm cũng là một hợp đồng dân sự, vì thế hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực cũng phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
2. Điều kiện đặc thù
a) Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm
Theo điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ 2010, trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi được bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm bao gồm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản. Như vậy, đối tượng có thể trở thành bên mua bảo hiểm rất rộng. Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể được bên đang tiến hành chuyển giao quyền sở hữu đối tượng bảo hiểm thiết lập.
Trong lĩnh vực bảo hiểm con người, quyền lợi được bảo hiểm được quy định tương đối hạn chế. Theo quy định trên, quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm con người là sự kết hợp của 02 yếu tố là : quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người được bảo hiểm. Về vấn đề này, Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định rõ “Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho các đối tượng sau đây :Bản thân bên mua bảo hiểm;Vợ chồng, con, cha mẹ của bên mua bảo hiểm; Anh, chị, em, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;Người khác, nêu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm”
b) Đối tượng được bảo hiểm phải tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Theo điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010, trong trường hợp tại thời điểm giao kết hợp đồng, đối tượng bảo hiểm không tồn tại thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị vô hiệu. Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm là một yêu cầu tất yếu khách quan của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trong hợp đồng bảo hiểm yều cầu về sự “tồn tại” của đối tượng bảo hiểm phải đủ 02 yêu cầu trên. Trường hợp đối tượng tồn tại khách quan trên thực tế nhưng không được chỉ rõ trong hợp đồng bảo hiểm thì cũng không có ý nghĩa trong hoạt động bảo hiểm; Mặt khác, không thể bảo hiểm cho những đối tượng tuy được mô tả cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm nhưng không có thực
c) Tại thời điểm ký hợp đồng sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra hoăc đang xảy ra nhưng bên mua bảo hiểm không biết về viêc đó
Theo Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm 2010, trong trường hợp tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Nguyên tắc của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được quy định tại điểm 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chí có thể bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
d) Các bên không được có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
Theo Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp một trong hai bên có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Điều 142 Bộ Luật dân sự quy định về hành vi lừa dối như sau: “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”.

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng bảo hiểm, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến những công ty luật uy tín để được tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.