1. Nâng mũi bằng sụn nhân tạo phù hợp với những đối tượng nào
- Những khách hàng có nền tảng mũi cơ bản
Phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo chỉ tác động lên sống mũi, khắc phục khuyết điểm của sóng mũi thấp. Vì vậy, đối với những trường hợp ngoài sống mũi thấp còn nhiều khuyết điểm khác nữa như cánh mũi to bè, đầu mũi thấp thì phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.

- Những khách hàng chỉ mong muốn nâng độ cao sống mũi vừa phải
Không phải ai cũng sở hữu một dáng mũi cơ bản ít khuyết điểm. Tuy vậy vì nhiều lý do như không muốn can thiệp quá nhiều vào mũi, do phong thủy hoặc tài chính không cho phép…khách hàng chỉ muốn nâng nhẹ sóng mũi cũng có thể áp dụng phương pháp nâng mũi nhân tạo.

Tuy nhiên để đạt kết quả như mong muốn khách hàng nên tư vấn rõ với bác sĩ mức độ cải thiện khi nâng nhẹ sóng. Vì đối với từng dáng mũi cụ thể thì hiệu quả sẽ khác nhau.


2. Mũi ngắn, hếch không nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo là phương pháp chỉnh hình nâng cao sống mũi. Do đó với những ai sở hữu dáng mũi ngắn hếch không nên nâng mũi bằng phương pháp này bởi vì những lý do sau đây:
- Không cải thiện được khuyết điểm mũi ngắn
- Khi đẩy sóng mũi lên cao càng tăng nguy cơ làm mũi ngắn hếch hơn
- Nguy cơ làm mỏng da mũi gây ra các biến chứng như lộ sóng, bóng đỏ


3. Những sai lầm cần tránh khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Là phương pháp nâng mũi đơn giản với mức chi phí khá mềm nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo được nhiều người lựa chọn. Hiện nay có nhiều cơ sở thẩm mỹ thực hiện dịch vụ này với mức giá khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có mức độ uy tín, trình độ tay nghề bác sĩ và chất lượng sụn khác nhau, vì thế mức độ hoàn thiện dáng mũi cũng như thời gian duy trì dáng mũi cũng khác nhau.

>> Tìm hiểu thêm về những thẩm mỹ viện nào nâng mũi đẹp, an toàn ở TP. HCM tại đây.

Nhiều người không hiểu rõ bản chất của phương pháp nâng mũi này là nâng cao sóng mũi nên thường gặp phải những sai lầm khiến dáng mũi không được như ý, làm giảm “tuổi thọ” của mũi. Sau đây là những sai lầm cần tránh khi quyết định nâng mũi bằng sụn nhân tạo:

- Nâng mũi quá cao
Sử dụng sụn nhân tạo để nâng sóng quá cao sẽ khiến gương mặt kém hài hòa tự nhiên. Bên cạnh đó khi đặt sóng quá cao, áp lực gây ra từ sóng mũi khiến trụ mũi không thể cố định vững chắc và lâu dài dẫn đến các trường hợp như mỏng da, lòi sụn, lộ sụn, lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi…

- Sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao, kéo dài đầu mũi
Đối với một chiếc mũi ngắn nếu cố tình dùng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi, về lâu dài sẽ làm mỏng da đầu mũi và có thể dẫn đến các trường hợp bóng đỏ đầu mũi hoặc thủng da đầu mũi. Đặc biệt với những người có da đầu mũi mỏng, biến chứng sau nâng mũi sẽ diễn ra rất nhanh.

- Sử dụng sụn nhân tạo đặt sóng khi xương mũi quá to bè và gồ ghề
Sở hữu nền mũi có phần xương to bè hoặc gồ ghề khi nâng mũi nhân tạo cần phải chú ý xử lý khuyết điểm trước khi đặt sóng để tránh gây mất thấp mỹ và khả năng làm mũi vẹo lệch là rất cao.